Vở kịch "Những thân thể nhiễm độc": Lên tiếng vì công lý và hòa bình

Sau thành công tại Festival Avignon (Pháp), "Những thân thể nhiễm độc" vừa được biểu diễn tại sân khấu Idecaf (TPHCM) vào tối 5/11.

Nữ diễn viên Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné thủ vai hình tượng bà Trần Tố Nga. Nguồn ảnh: Đoàn kịch Lumiere d’Aout.
Nữ diễn viên Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné thủ vai hình tượng bà Trần Tố Nga. Nguồn ảnh: Đoàn kịch Lumiere d’Aout.

Vở kịch “Những thân thể nhiễm độc” dẫn dắt khán giả dõi theo câu chuyện của bà Trần Tố Nga - một chiến sĩ trong cuộc chiến giành độc lập, một nguyên đơn trong vụ kiện lịch sử về chất độc da cam.

Vở kịch từ nguyên mẫu Việt Nam

Sau thành công tại Festival Avignon (Pháp), “Những thân thể nhiễm độc” vừa được biểu diễn tại sân khấu Idecaf (TPHCM) vào tối 5/11 và sẽ tiếp tục công diễn phục vụ khán giả Việt Nam vào ngày 9/11 tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng), và ngày 15/11 tại Trường Pháp quốc tế Alexandre Yersin (Long Biên, Hà Nội).

Trước khi công diễn tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và đoàn kịch Lumiere d’Aout đã thông tin giới thiệu về vở kịch “Những thân thể nhiễm độc”. Vở kịch tái hiện cuộc đời kiên cường của bà Trần Tố Nga, người từng tham gia kháng chiến, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Gần đây, bà vẫn theo đuổi vụ kiện lịch sử chống lại các công ty hóa chất Mỹ.

Câu chuyện của bà Tố Nga không đơn thuần chỉ là một vở kịch, mà còn được kể đan xen với các phần trình diễn, văn bản, video, hình ảnh nhằm tái hiện cách rõ nét nhất về thân phận những con người bị tổn thương, bị nhiễm độc da cam. Điều đặc biệt, bà Tố Nga cũng trực tiếp tham gia trong vở diễn này.

Trước khi công diễn tại Việt Nam, vở kịch được khai diễn tại thành phố Choisy Le Roi (Pháp) vào tháng 2/2023 với tên gọi đầy đủ “Những cơ thể bị nhiễm độc của chúng tôi”. Theo Viện Pháp, trong 90 phút, khán phòng im lặng gần như tuyệt đối, không nghe cả tiếng thở. Phải đến nửa tiếng sau khi kịch kết thúc, khán giả mới rời gót khỏi khán phòng trong khi mắt còn long lanh ướt.

Vở kịch không chỉ tái hiện về quãng thời gian bà Tố Nga tham gia chiến đấu giành độc lập dân tộc, mà đặc biệt kể về hành trình 10 năm ròng rã khởi kiện chống lại hàng loạt các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp 80 triệu lít chất khai quang - trong đó có chứa một nồng độ lớn chất độc dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Thủ vai bà Trần Tố Nga là Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné, nữ diễn viên trẻ người Pháp gốc Nhật – Việt. Vở diễn được kể ở ngôi thứ nhất, tái hiện nhiều mốc thời gian, độ tuổi khác nhau và cho khán giả thấy được sự khác biệt của từng thời kỳ. Khi tham gia vở kịch này, Angélica có cùng độ tuổi với nhân vật Trần Tố Nga khi bà là chiến sĩ ở vùng du kích.

Sau khai diễn tại Choisy Le Roi, vở kịch còn được trình diễn tại nhiều nhà hát và các sân khấu nước ngoài. Đặc biệt, tại Festival Avignon danh giá bậc nhất thế giới – vở kịch đã được biểu diễn vừa trong vai trò một tác phẩm nghệ thuật, vừa như một tiếng nói nhân văn trong cuộc đấu tranh của nhân loại chống lại cái ác và bất công, cho công lý và hòa bình.

Biên kịch và đạo diễn Marine Bachelot Nguyễn cho biết: “Với tư cách là đạo diễn, mục tiêu của tôi là tạo ra một màn độc thoại truyền cảm và độc đáo, tái hiện xuyên suốt các thời kỳ, tạo ra cầu nối và những điều bất ngờ.

Điều khiến tôi quan tâm không phải là bộ phim tiểu sử được thần thánh hóa mà là cách cơ thể và tâm hồn của người phụ nữ này sẽ kể câu chuyện cho khán giả. Làm thế nào mà lịch sử và thế giới lại chảy trong cơ thể ấy, trong từng tế bào và cả trong trí tưởng tượng của bà”.

Vở kịch 'Những thân thể nhiễm độc' sẽ tiếp tục công diễn vào ngày 9/11 tại Đà Nẵng, và ngày 15/11 tại Hà Nội. Nguồn ảnh: Đoàn kịch Lumiere d’Aout
Vở kịch 'Những thân thể nhiễm độc' sẽ tiếp tục công diễn vào ngày 9/11 tại Đà Nẵng, và ngày 15/11 tại Hà Nội. Nguồn ảnh: Đoàn kịch Lumiere d’Aout

Một cuộc đời, một đất nước trong một vở kịch

Bà Trần Tố Nga sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng (Thông tấn xã Việt Nam ngày nay). Trong thời gian làm phóng viên ở mặt trận, bà bị phơi nhiễm chất độc da cam, từ đó sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Người con thứ nhất của bà đã mất khi được 17 tháng tuổi, người con thứ hai bị bệnh huyết tán.

Năm 1993, bà Tố Nga sang Pháp sinh sống. Tháng 7/2004, bà được Chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh cấp Hiệp sĩ và được nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Đây chính là tiền đề quan trọng để bà theo đuổi vụ kiện với tư cách một công dân Pháp, bởi Pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế để bảo vệ công dân của mình.

Vào tháng 5/2009, bà Nga đứng ra làm chứng tại Tòa án lương tâm quốc tế vì nạn nhân da cam dioxin Việt Nam ở Paris. Cùng năm đó, bà chính thức đứng ra kiện các công ty hóa chất Mỹ. Năm 2014, tòa mở phiên đầu tiên. Sau 19 phiên thủ tục, tòa thông báo mở phiên xét xử vào tháng 10/2020, nhưng hoãn tới tháng 1/2021 do đại dịch Covid-19.

Ngày 26/9, bà Trần Tố Nga nhận danh hiệu 'Công dân danh dự của Villejuif'. Nguồn ảnh: Đoàn kịch Lumiere d’Aout
Ngày 26/9, bà Trần Tố Nga nhận danh hiệu 'Công dân danh dự của Villejuif'. Nguồn ảnh: Đoàn kịch Lumiere d’Aout

Tháng 5/2021, tòa án tại thành phố Évry cho biết không có thẩm quyền để phán quyết một vụ việc liên quan tới các hành động thời chiến của Chính phủ Mỹ. Do đó, tòa bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga. Tuy nhiên, bà vẫn kiên trì theo đuổi vụ kiện và nhận phán quyết “bác đơn kiện” từ Tòa phúc thẩm Paris vào ngày 22/8 vừa qua.

Vụ kiện lịch sử của bà Trần Tố Nga dù thất bại nhưng được hàng triệu người khắp thế giới ủng hộ, sát cánh. Đoàn kịch Lumiere d’Aout do đạo diễn Marine Bachelot Nguyễn sáng lập, đã dựa trên cuốn sách của bà Tố Nga cùng tất cả những sự kiện trải dài trong 10 năm của vụ kiện để dựng vở kịch.

Một vở kịch nói, diễn viên chỉ có một người là Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné kết hợp với những kỹ thuật hiện đại, tái hiện từng cảnh, từng giây phút chiến tranh mà con người Việt Nam, đất nước Việt Nam đã trải qua thông qua một cuộc đời. Càng lúc vở kịch càng làm người xem xúc động, khơi dậy sự phẫn nộ trước các cuộc chiến hủy diệt con người và thiên nhiên, nhưng đồng thời cũng chia sẻ sự đoàn kết mạnh mẽ.

Là người thân của bà Trần Tố Nga, Jang Kều - nhà sáng lập Quỹ Sống cho biết, sau tròn 1 tháng thất bại từ Tòa phúc thẩm Paris, bà Trần Tố Nga nhận danh hiệu Công dân danh dự của thành phố Villejuif tại Nhà hát Romain Rolland. Tại đây, vở diễn một lần nữa được thể hiện trước công chúng, nhiều khán giả bật khóc vì xúc động. Dù công lý chưa được công nhận, nhưng hàng triệu người trên thế giới vẫn tin tưởng và ủng hộ sự dũng cảm của bà để đi tiếp chặng đường đấu tranh.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw