Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Tham dự chương trình có bà Kiều Thúy Nga, Vụ Trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; lãnh đạo và cán bộ của 13 thư viện thành viên trong Liên hiệp.

img-8997.jpeg
Đại biểu tham dự chương trình.

Tại chương trình, đoàn thư viện các tỉnh đã trình diễn những tiết mục văn nghệ mang bản sắc mỗi địa phương. Các tiết mục sẽ được Ban Tổ chức đánh giá, chấm điểm để lựa chọn trao giải trong hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024 diễn ra ngày mai (31/10).

img-8964.jpeg
img-8974.jpeg
img-8978.jpeg
img-8994.jpeg
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Ngoài hoạt động giao lưu văn nghệ, các đoàn cũng tổ chức thi đấu giao lưu thể thao. Vận động viên của các đoàn thi đấu với tinh thần nhiệt huyết, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các thư viện.

img-9020.jpeg
img-9010.jpeg
Các trận giao lưu pickleball diễn ra hấp dẫn.

Thông qua chương trình, các cán bộ trong ngành thư viện có điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao tinh thần tự rèn luyện sức khỏe, góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ - thể thao ở cơ quan, đơn vị.

Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 13 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La và Hà Giang.

Trong quá trình hoạt động, Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc của Nhân dân. Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thư viện; xây dựng thư viện thân thiện, tạo môi trường thuận lợi cho Nhân dân tiếp cận, sử dụng tài liệu và tiện ích của thư viện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw