Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Văn học thiếu nhi Việt Nam đang có nhiều cơ hội được xuất khẩu ra nước ngoài.
Văn học thiếu nhi Việt Nam đang có nhiều cơ hội được xuất khẩu ra nước ngoài.

Những tín hiệu tích cực

Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhìn vào nội dung cũng như hình thức thể hiện có thể thấy sự phong phú mà văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam có thể chạm tới. Không dừng ở đó, nhiều tác phẩm còn góp phần giúp người lớn thâm nhập vào thế giới riêng của các em, từ đó thấu hiểu, có cách ứng xử hài hòa, phù hợp trên tinh thần tôn trọng.

Còn theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chúng ta muốn trẻ em Việt Nam lớn lên, trở thành người tử tế và mang tên Việt Nam thì sự tử tế đó phải chứa đựng vẻ đẹp văn hóa, phong tục, lịch sử Việt… Để làm được điều đó, cần có thật nhiều những tác phẩm văn học thiếu nhi mang đậm văn hóa Việt đến với các em.

Đời sống văn học thiếu nhi, thị trường sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện khá sôi động với số lượng lớn tác phẩm trong và ngoài nước. Văn học thiếu nhi nước ngoài được dịch và giới thiệu ở Việt Nam rất nhiều, đồng thời văn học thiếu nhi Việt Nam cũng có nhiều cơ hội được xuất khẩu ra nước ngoài hơn.

Chưa có sự thống kê nào cho thấy “văn học người lớn” và “văn học thiếu nhi” của Việt Nam được dịch ra nước ngoài tỉ lệ ra sao, nhưng có thể nói sách văn học thiếu nhi Việt Nam được xuất ngoại ngày càng nhiều hơn. Đứng đầu vẫn là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Kế đến có “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi đã được dịch ra các thứ tiếng Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh cũng có nhiều tác phẩm được dịch sang các ngôn ngữ khác, trong đó có thể kể đến “Chúc một ngày tốt lành”, “Ngồi khóc trên cây” - dịch sang tiếng Anh; nhất là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã được dịch ra tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật...

Tuy thị trường sách văn học thiếu nhi vẫn nghiêng về phía nhập khẩu so với xuất khẩu, nhưng vẫn có những tín hiệu khả quan, cho thấy văn học thiếu nhi Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để tiếp cận và được bạn đọc nước ngoài đón nhận cũng như yêu thích.

Một trong những yếu tố quan trọng để văn học thiếu nhi Việt Nam bước ra thế giới là tham gia các hội sách. Năm 2023, khi tham gia Hội sách Thiếu nhi châu Á 2023 tại Singapore, Nhà xuất bản Kim Đồng đã mang đến 30 đầu sách tiêu biểu cho thiếu nhi ở nhiều thể loại (sách văn học, sách kỹ năng, sách khoa học, sách văn hóa…). Tham gia Hội sách quốc tế Frankfurt năm 2024, nhà xuất bản này giới thiệu gần 60 tựa sách thuộc nhiều thể loại, mà hầu hết là sách thiếu nhi.

Các đơn vị làm sách cho thiếu nhi cũng đã có những bước đi tương tự, mạnh dạn làm nhiều sách song ngữ hoặc dịch sang tiếng Anh những đầu sách chất lượng của mình để phát hành, điều đó đã góp phần tích cực trong việc quảng bá và đưa văn học thiếu nhi Việt ra thế giới nhanh và nhiều hơn.

Gỡ “nút thắt” dịch thuật

Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, mà trước hết là vấn đề dịch thuật. Số tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được chọn dịch khá ít. Nhiều người cho rằng sở dĩ như vậy là do mảng sách này từ trước tới nay ít được chú ý, kể cả thiếu tự tin về chất lượng. Có trường hợp các nhà xuất bản, bạn đọc quốc tế phát hiện ra những tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam đã chủ động tìm đến tác giả, nhà xuất bản nhưng vẫn lại vướng ở khâu dịch thuật.

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng và bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, con đường đưa văn học thiếu nhi Việt Nam ra thế giới đang mở rộng, nhưng muốn thế thì trước hết phải gỡ được nút thắt dịch thuật. Đội ngũ dịch thuật văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay rất mỏng. Lý do là vì công việc dịch thuật không mang lại thu nhập cao, dịch văn học lại đòi hỏi dịch giả phải hội tụ nhiều yếu tố (khả năng ngoại ngữ, hiểu biết văn hóa, khả năng cảm thụ văn học, nắm vững đặc điểm văn học thiếu nhi…). Nếu không có một đội ngũ dịch giả tốt và không tạo điều kiện để các tác phẩm được dịch, thì việc vươn ra thế giới của văn học thiếu nhi Việt Nam vẫn chưa thể vươn nhanh ra biển lớn được.

Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng đội ngũ dịch thuật uy tín, nhất là tiếng Anh. Tất nhiên họ phải được trả thù lao xứng đáng. Bên cạnh đó, cần thành lập Quỹ dịch thuật văn học thiếu nhi để có cơ sở vận động tài trợ, xã hội hóa nhiều nguồn kinh phí hoạt động. Tránh việc tiến hành dịch sang tiếng nước ngoài các tác phẩm một cách manh mún, nhỏ lẻ. Muốn giới thiệu văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung một cách hệ thống, bài bản, đầy đủ hơn cần phải có một chiến lược dài hơi, thực hiện đồng bộ những hoạt động như thành lập những trung tâm, quỹ cho hoạt động đào tạo, dịch thuật, quảng bá…

Trên tinh thần đó, việc Nhà xuất bản Kim Đồng thành lập Giải thưởng văn học Kim Đồng gắn với Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2023 - 2025 với tổng giá trị giải thưởng lên đến 360 triệu đồng, trong đó giải Nhất lên đến 100 triệu đồng, là rất đáng hoan nghênh.

Nhà văn Lê Phương Liên:

Các giải thưởng khích lệ tinh thần viết cho thiếu nhi

Nhà văn Lê Phương Liên.

Nhà văn Lê Phương Liên.

Hiện nay, văn học thiếu nhi nhận được sự quan tâm toàn diện của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Điều đó có ý nghĩa cổ vũ rất lớn đối với phong trào viết cho trẻ em. Sách thiếu nhi đã có mặt ở tất cả các cấp độ giải của Giải thưởng Sách Quốc gia, từ giải cao nhất cho đến giải khuyến khích.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến Giải thưởng Dế mèn, Giải thưởng Văn học Kim Đồng, tuy mới tổ chức nhưng đã và đang thu hút sự tham gia của nhiều tác giả. Có một giải thưởng nữa đáng chú ý, đó là Giải thưởng sáng tác truyện thiếu nhi "Đóa hoa đồng thoại". Đây là giải thưởng mang ý nghĩa quốc tế bởi có sự tài trợ từ phía Nhật Bản và sự tham gia chấm giải của các nhà văn, họa sĩ Nhật Bản. Có thể nói, văn học thiếu nhi đang có sự phát triển là nhờ có sự khích lệ của một hệ thống giải thưởng ý nghĩa.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Tối 22/9, chương trình nghệ thuật mang tên "Nghĩa tình phương Nam" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Lalaland - phòng trà Không Tên tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9 và VTV Cần Thơ. Rất nhiều nghệ sỹ đến từ 3 miền đã góp mặt trong chương trình nhằm quyên góp ủng hộ người dân thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai và bà con miền Bắc tái thiết sau bão số 3.

Vinh danh các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc trong năm 2023

Vinh danh các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc trong năm 2023

Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023 được tổ chức nhằm mục đích đánh giá, tôn vinh, khích lệ các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình có tác phẩm chất lượng cao và các cơ quan báo chí, xuất bản có thành tích nổi bật trong công tác tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong năm qua.

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Tối 10/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Vega City thuộc Tập đoàn KDI Holdings đã tổ chức lễ trao thưởng Giải Cánh diều 2024 với chủ đề “Đam mê tỏa sáng”, tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

fbytzltw