Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (TCCT QĐND) Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tới dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" được dàn dựng công phu.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" được dàn dựng công phu.

Cùng dự có các đồng chí: Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm TCCT QĐND Việt Nam; Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm TCCT QĐND Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Quân đội và Hà Nội, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và đông đảo khán giả.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu tới tham dự chương trình.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu tới tham dự chương trình.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh chính nghĩa vệ quốc vĩ đại. Đã có biết bao thăng trầm, gian khổ hy sinh nhưng với truyền thống nồng nàn yêu nước, ý chí độc lập, tự cường và tinh thần quật khởi, dân tộc Việt Nam vẫn không hề bị khuất phục.

Chương trình “Cùng nhau giữ nước” là một dịp nhắc nhớ và tri ân sự hy sinh anh dũng của bao thế hệ ông cha, để cho đất nước ta có được hòa bình, độc lập, tự do và cũng để khẳng định một chân lý muôn đời của dân tộc Việt Nam: “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước”.

Đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương, Quân đội và TP Hà Nội tham dự chương trình.

Đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương, Quân đội và TP Hà Nội tham dự chương trình.

Chương trình bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử trước ngày diễn ra sự kiện tiếp quản Thủ đô, vào sáng 19/9/1954, sau khi thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp lịch sử với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (308) tại sân Đền Giếng. Bác Hồ đã nói chuyện, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

Kết thúc buổi nói chuyện, Bác căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn của Người đối với Đại đoàn Quân Tiên phong như lời hịch của non sông đã in đậm trong tâm trí của mọi thế hệ người dân, thể hiện tư tưởng lớn của bậc vĩ nhân về dựng nước và giữ nước; khẳng định một chân lý tồn tại muôn đời của dân tộc Việt Nam là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Từ câu chuyện lịch sử này, chương trình là lời nhắc nhở và tri ân của thế hệ hôm nay đối với sự hy sinh anh dũng, quật cường của bao thế hệ cha ông, để cho đất nước ta “nở hoa độc lập, kết trái tự do”.

Tiết mục nghệ thuật tái hiện những mốc son của thời đại Hồ Chí Minh.

Tiết mục nghệ thuật tái hiện những mốc son của thời đại Hồ Chí Minh.

Tiết mục "Tiến bước dưới quân kỳ" nêu bật truyền thống tiếp nối của các thế hệ trong công cuộc dựng nước và giữ nước được dàn dựng quy mô.

Tiết mục "Tiến bước dưới quân kỳ" nêu bật truyền thống tiếp nối của các thế hệ trong công cuộc dựng nước và giữ nước được dàn dựng quy mô.

Với ý nghĩa đó, chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” được dàn dựng 100 phút, đan xen các tiết mục nghệ thuật, biểu diễn thực cảnh kết hợp trình chiếu 3D mapping và âm thanh surround tái hiện những giai đoạn hào hùng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, giúp khán giả hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của đất nước từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay, gồm:

“Hồ Chí Minh - Người đi tìm hình của nước”, tái hiện hành trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, với khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

“Việt Nam bước vào thời đại Hồ Chí Minh”, khắc họa những bước ngoặt lịch sử khi đất nước bước vào kỷ nguyên Hồ Chí Minh, mở ra thời đại mới của cách mạng và độc lập dân tộc.

“Bước tiếp hành trình giữ nước để dựng nước” khẳng định sứ mệnh của các thế hệ người Việt Nam tiếp nối truyền thống bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình để xây dựng đất nước.

“Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh” nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc phòng toàn dân trong việc giữ gìn độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

“Hà Nội - Văn hiến, văn minh, hiện đại và đổi mới, sáng tạo” tôn vinh Thủ đô Hà Nội với bề dày văn hóa, cùng những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị hàng đầu của cả nước.

“Vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” giới thiệu giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Màn biểu diễn "Mẹ yêu con" do NSND Phương Thảo và tốp múa thể hiện, tạo nhiều cảm xúc cho khán giả.

Màn biểu diễn "Mẹ yêu con" do NSND Phương Thảo và tốp múa thể hiện, tạo nhiều cảm xúc cho khán giả.

Chương trình “Cùng nhau giữ nước” quy tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên cùng với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Quốc Hưng, NSND Hồng Hạnh, NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Viết Danh, Đông Hùng…

Tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ trẻ tạo hiệu ứng trong sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong chương trình.

Tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ trẻ tạo hiệu ứng trong sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong chương trình.

Chương trình “Cùng nhau giữ nước” là một hoạt động sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống, lịch sử, giúp khán giả cả nước được trải nghiệm một hành trình đầy gian khó nhưng rất đỗi tự hào và vinh quang của dân tộc Việt Nam, tạo động lực trong cuộc sống, đoàn kết, chung sức, đồng lòng để cùng nhau giữ nước; là lời nhắc nhở và tri ân của thế hệ hôm nay đối với sự hy sinh anh dũng, quật cường của bao thế hệ cha ông; khẳng định một chân lý tồn tại muôn đời của dân tộc Việt Nam: “Dựng nước luôn đi đôi với giữ nước”.

Từ đó, giúp cho mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về đất nước mình, dân tộc mình, để cùng nhau đoàn kết, chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

fb yt zl tw