Kháng thuốc đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Việc thay đổi nhận thức là điều quan trọng nhất để khống chế tình trạng gia tăng sử dụng kháng sinh bừa bãi, dẫn đến tình trạng kháng thuốc hiện nay. 

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại lễ mít-tinh.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại lễ mít-tinh.

Ngày 22/12, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Kháng thuốc (AMR) từ ngày 18 - 24/11/2024 và Hội thảo triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 - 2025.

1/4 bệnh nhân điều trị nội trú được thống kê sử dụng kháng sinh không hợp lý

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với các thuốc kháng vi sinh vật. Do kháng thuốc, kháng sinh và các thuốc khác trở nên không hiệu quả và việc điều trị nhiễm trùng khó khăn hoặc không thể, tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.

Tại Việt Nam, tình trạng kháng thuốc đã trở thành một vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm. Theo kết quả giám sát kháng thuốc gần đây, tỷ lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện.

Theo thống kê, 1/4 bệnh nhân điều trị nội trú được thống kê sử dụng kháng sinh không hợp lý. Việc sử dụng sai mục đích và lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra kháng thuốc.

Báo cáo Hệ thống giám sát sử dụng và kháng thuốc toàn cầu (GLASS) năm 2022 cho thấy, tỷ lệ kháng thuốc đáng báo động trong số các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn phổ biến. Tỷ lệ trung bình được báo cáo ở 76 quốc gia là 42% vi khuẩn E. coli kháng cephalosporin thế hệ thứ ba và 35% đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin là mối quan tâm chính.

Đối với các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn E. coli gây ra, cứ 5 trường hợp thì có 1 trường hợp giảm khả năng nhạy cảm với các loại kháng sinh tiêu chuẩn như ampicillin, co-trimoxazole và fluoroquinolone vào năm 2020. Điều này khiến việc điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng thông thường trở nên khó khăn hơn.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, tại Việt Nam, năm 2023, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025 với 4 mục tiêu quan trọng. Để đạt được các mục tiêu này, ngành y tế và chính quyền địa phương cần huy động, hỗ trợ tài chính và nguồn lực để triển khai kế hoạch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết và dễ áp dụng cho các cơ sở y tế.

Các đại biểu tham dự chương trình.
Các đại biểu tham dự chương trình.

Ngoài ra, sự phối hợp đa ngành giữa y tế, nông nghiệp, môi trường và các cơ quan liên quan, là yếu tố then chốt bảo đảm kế hoạch, chiến lược quốc gia được thực hiện thành công. "Khi tất cả các ban ngành và cộng đồng cùng chung tay hành động, chúng ta mới có thể kiểm soát kháng thuốc hiệu quả, góp phần vào bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững", Thứ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, tại mít-tinh hôm nay, các bộ, ngành và đối tác phát triển một lần nữa khẳng định cam kết đồng hành cùng nhau trong công cuộc phòng, chống kháng thuốc.

Nâng cao ý thức cộng đồng để cùng chung tay phòng, chống kháng thuốc

Theo Tiến sĩ, bác sĩ, Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, tình trạng kháng kháng sinh gây ra nhiều thách thức trong công tác điều trị và tạo gánh nặng về chi phí điều trị cho bệnh nhân.

“Kháng kháng sinh trong bệnh viện gây ra nguy cơ thất bại điều trị rất cao và giá thành của thuốc điều trị cũng cao hơn rất nhiều lần. Một liệu trình điều trị thông thường khoảng 5 - 7 hoặc 10 ngày kháng sinh, nhưng với trường hợp kháng kháng sinh, quá trình điều trị có thể lên ba tuần kháng sinh”, bác sĩ Tùng nói.

Bệnh viện Nhi Trung ương có triển khai các chương trình giám sát kháng kháng sinh hàng quý để nhận định về mô hình vi khuẩn trong bệnh viện và tỷ lệ vi khuẩn đáp ứng với kháng sinh, để từ đó, các bác sĩ có phác đồ điều trị bằng kháng sinh phù hợp.

Với vai trò là bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối, bệnh viện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nhà bệnh nhân sử dụng kháng sinh theo đơn của thầy thuốc, không tự ý mua kháng sinh và tự chữa bệnh cho con.

Theo bà Đào Thu Trang, Giám đốc Dự án Quỹ Fleming tại Việt Nam, Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam cho biết, thế giới đặt mục tiêu giảm 10% tỷ lệ tử vong do kháng thuốc.

"Hiện trên thế giới có 165 quốc gia đã và đang xây dựng kế hoạch phòng, chống kháng thuốc, 20 quốc gia cung cấp tài chính thường xuyên, 29 quốc gia đã xây dựng kế hoạch hành động và ngân sách, 27 quốc gia có kế hoạch phòng chống kháng thuốc, 44 quốc gia đang xây dựng kế hoạch này", bà Trang nói. Theo bà Trang, hiện Việt Nam chưa có nguồn tài chính đi kèm nhưng đang triển khai kế hoạch phòng, chống kháng thuốc một cách mạnh mẽ.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đề xuất, trong các đợt đánh giá từ Cục Quản lý khám, chữa bệnh cần lồng ghép đánh giá về tình trạng kháng kháng thuốc để các bệnh viện cùng chú trọng đến vấn đề này.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, hiện Bộ Y tế đang có kế hoạch mở rộng 54 bệnh viện cấp tỉnh đưa vào chương trình giám sát kháng thuốc. Các cơ sở y tế nếu không có khoa vi sinh đủ năng lực rất khó cung cấp dữ liệu kháng thuốc chính xác, vì thế nên cần phải có mục tiêu chiến lược là đầu tư các phòng thí nghiệm vi sinh nhằm nâng cao năng lực và hỗ trợ cho các địa phương.

Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại chương trình.
Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại chương trình.

Ông Khoa cũng nhận định, các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện phòng, chống kháng thuốc nhưng chưa thật sự nghiêm túc. Trong đó, trách nhiệm của thầy thuốc trong kê đơn cũng rất quan trọng.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề xuất tới đây xây dựng tiêu chuẩn giám sát sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và sử dụng hệ thống mạng lưới kê đơn điện tử để giám sát. “Nếu áp dụng bệnh án điện tử và nghiêm túc phê duyệt kê đơn và giám sát, nghiêm túc quản lý ca đa kháng ở bệnh viện, sẽ giảm nguy cơ kháng thuốc”, ông Khoa nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông đề xuất Sở Y tế các địa phương cần sớm trình UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chống kháng thuốc của địa phương, phối hợp liên ngành để triển khai công tác phòng, chống kháng thuốc hiệu quả.

Bà Erin Kenny - Trưởng nhóm Chăm sóc sức khỏe toàn dân của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong ngành y tế, kháng thuốc đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại. Nó khiến các bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm cho các thủ thuật và điều trị y tế khác như phẫu thuật, sinh mổ và hóa trị liệu ung thư trở nên nguy cơ hơn.

Kháng thuốc cũng tạo gánh nặng lớn về chi phí cho cả hệ thống y tế và nền kinh tế, ví dụ nó làm tăng nhu cầu chăm sóc tích cực và tốn kém hơn, ảnh hưởng đến năng suất lao động của bệnh nhân hoặc người chăm sóc thông qua thời gian nằm viện kéo dài và gây hại năng suất nông nghiệp.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Thời gian qua, nhiều trường hợp do ăn nhầm lá hoa thủy tiên, hoa chuông, cây, hoa quả rừng không rõ nguồn gốc dẫn đến bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn các loài cây dại, quả rừng khi không biết rõ nguồn gốc.

Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12): Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Thời gian qua, ngành y tế đã chú trọng triển khai hoạt động khám sàng lọc khuyết tật, tư vấn trong cộng đồng, giúp người khuyết tật tiếp cận sớm các dịch vụ kỹ thuật điều trị, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12): Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) nhiều hoạt động được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về đại dịch AIDS do lây nhiễm HIV, kêu gọi sự chung tay phòng, chống HIV/AIDS tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw