Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Người say nghiệp văn chương

nha-vanzip-2-6698.jpeg

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Nói là “công nhân” cho oai, chứ thực ra là đi “cuốc đường”, vì công ty này có nhiệm vụ “mở đường”. Trong khi người ta vượt ba, bốn mươi công một tháng thì anh chưa bao giờ vượt nổi 25 công, bởi làm công việc nặng nhọc, mà người thì gầy gò, dáng thư sinh, làm sao có thể xốc vác!

Ham đọc sách văn học đối với Đoàn Hữu Nam hình như đã có sẵn trong máu. Đi đâu trong hành lý cũng có sách. Hay là vì anh được sinh ra ở Hà Nam, từ xưa vốn đã là một vùng đất văn chương? Thời văn học hiện thực phê phán, đất này đã nổi tiếng có nhà văn Nam Cao, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ XX.

nha-vanzip-3-6830.jpeg

Năm 35 tuổi, Đoàn Hữu Nam xây dựng gia đình, lấy vợ, sinh con. Đó là thời kỳ đang mở đường ở Nậm Mòn, Bắc Hà. Khi có gia đình, đã xuất hiện sự thúc ép “phải thay đổi cuộc sống”. Rất may, cuối năm 1983, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà tuyển nhân viên Đội Thông tin lưu động, anh đã trúng tuyển. Đợt ấy chỉ có mỗi mình anh được tuyển, như vớ giải xổ số độc đắc!

Dù đã được về Đội Thông tin lưu động một cơ quan ở huyện lỵ, nhưng cũng phải thường xuyên xuống cơ sở, trèo đèo, lội suối ở những địa bàn cheo leo, nhiều núi cao, vực thẳm trên cao nguyên Bắc Hà. Nhưng với anh, như thế cũng hạnh phúc lắm rồi! Môi trường mới đã tạo cho anh rất nhiều niềm vui. Trước hết là thường xuyên có lương, dù thế nào đến tháng cũng được lĩnh lương, tuy ít ỏi nhưng đều đặn, không bấp bênh như hồi đi cuốc đường. Vợ chồng anh được phân 1 gian nhà tập thể, vẩy ra từ cái chái nhà của thư viện thuộc Phòng Văn hóa - Thông tin. Đúng là “như cá gặp nước, như rồng gặp mây”! Ở đây tuyệt nhất là anh tha hồ đọc sách, một sở trường vốn từ thời còn để chỏm. Đoàn Hữu Nam tranh thủ đọc với mọi thời gian có thể. Bao nhiêu sách văn học của thư viện, anh đều ngốn gần như bằng hết...

nha-van-5535.jpg

Thế rồi, Đoàn Hữu Nam tập tọe viết. Lúc đầu chỉ là những bài thơ với cảm xúc tức thời, sau này anh cho là “chưa phải văn chương”. Khi xuống các thôn, bản, anh viết những mẩu tin cho Đội Thông tin lưu động của mình như một cách tập viết. 8 tháng sau, anh được giao làm Đội trưởng Đội Thông tin lưu động. Năm 1987, anh được đề bạt làm Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà.

Năm 1989, Đoàn Hữu Nam trở thành hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, với một số bài thơ được đăng Tạp chí Văn nghệ. Khi tái lập tỉnh Lào Cai, anh đã lọt “mắt xanh” của Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh - nhà thơ Lò Ngân Sủn. Thế là tháng 4/1992, anh được chuyển công tác ra Hội Văn học - Nghệ thuật, được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng, trở thành một trong những người đầu tiên chung tay tái lập Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai.

Từ đây, nghề viết của Đoàn Hữu Nam được khởi sắc, bởi được “bơi” trong một môi trường lý tưởng, rất hợp sở trường. Hội Văn học - Nghệ thuật là “mảnh đất ươm mầm tài năng”. Anh lao vào các hoạt động phong trào của hội, đồng thời luôn say sưa sáng tác. Tạp chí Văn nghệ của hội lúc đó mới ra 3 tháng 1 kỳ, nhưng cũng là “mảnh đất” đủ cho anh sáng tạo. Đoàn Hữu Nam làm thơ, viết truyện ngắn, viết ký và cả làm báo, vừa như để thể hiện khả năng, vừa đáp ứng nhu cầu của Tạp chí Văn nghệ.

nha-vanzip-5-8345.jpeg

Đoàn Hữu Nam có sức sáng tạo văn chương đáng nể! Anh lần lượt trở thành hội viên của 5 hội Trung ương là: Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh, Hội Văn nghệ dân gian và Hội Nhà báo Việt Nam.

Với năng lực thực tế, trước kết quả của thành tích sáng tạo, đến nhiệm kỳ 2007 - 2012, Đoàn Hữu Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật, giữ trách nhiệm đó 2 nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu.

Nhưng chức tước đối với Đoàn Hữu Nam có lẽ không quan trọng, nên xem ra anh cũng không quan tâm nhiều. Điều đáng nói là, từ nền tảng “tri thức tự học” theo sở trường của mình, anh đã trở thành một nhà văn có sức sáng tạo bứt phá. Nhiều tác phẩm của anh đem lại dấu ấn cho giới văn nghệ sĩ và công chúng. Hình như Đoàn Hữu Nam sinh ra chỉ để làm một nhà văn? Mà nhà văn thì từ cổ chí kim dường như không ai dạy được. Xưa nay trong văn học đã có nhiều những tấm gương, để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, nhưng chủ yếu là do năng khiếu “trời cho” cùng sự đam mê văn chương, chứ không hẳn là do bằng cấp, học vị...

nha-vanzip-4-6858.jpeg

Sơ bộ đến nay, Đoàn Hữu Nam đã sở hữu 23 đầu sách, trong đó có 9 cuốn tiểu thuyết, gần 100 tập kịch bản phim truyện đã được sản xuất, trình chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam. Đoàn Hữu Nam đã lĩnh 23 giải thưởng văn học - nghệ thuật cấp tỉnh; 16 giải thưởng văn học - nghệ thuật của các bộ, ngành trung ương.

Đến nay, anh đã có 17 năm liên tục làm thành viên Hội đồng Văn xuôi của Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và 3 năm gần đây, anh được mời làm thành viên Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam.

Đặc biệt năm 2017, Đoàn Hữu Nam vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Trước đó, năm 2013, anh đã nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đến nay, anh là văn nghệ sĩ đầu tiên của tỉnh Lào Cai được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì trong thời kỳ đổi mới. Đó là danh hiệu cao quý, rất xứng đáng với quá trình lao động sáng tạo sự nghiệp văn chương của Đoàn Hữu Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw