Mỹ đang chuẩn bị tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân Triều Tiên?

Theo Sputnik, hiện tại có vẻ như Lầu Năm góc đang chuẩn bị lực lượng cho một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Triều Tiên.

Việc quân đội Mỹ đang chuẩn bị hỏa lực trên bán đảo Triều Tiên kề từ khi Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo trong năm 2017, hay củng cố quân sự dọc biên giới Hàn Quốc không phải là điều gì bí mật.

Không giấu giếm ý muốn tấn công

Hiện tại, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và máy bay ném bom chiến lược B-52, hai loại máy bay nằm trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, đều đã được triển khai đến bán đảo Triều Tiên. Hơn nữa, tờ Business Insider nói rằng, “bóng ma bầu trời” B-2 có thể sẽ sớm được trang bị bom hạt nhân B-61.

Nếu Mỹ tấn công hạt nhân nhằm vào Triều Tiên, hậu quả của nó có thể sẽ kéo dài qua nhiều thế hệ. Ảnh máy bay ném bom B-2: Sputnik.
Nếu Mỹ tấn công hạt nhân nhằm vào Triều Tiên, hậu quả của nó có thể sẽ kéo dài qua nhiều thế hệ. Ảnh máy bay ném bom B-2: Sputnik.

B-61 là loại vũ khí nhiệt hạch và là bom hạt nhân chiến thuật và chiến lược của Mỹ từ những năm 1990. Loại bom này gọn nhẹ nhưng có sức công phá rất lớn, có thể tương đương hàng nghìn tấn thuốc nổ. Thiết kế của bom B-61 gần đây đã được điều chỉnh nhằm gia tăng khả năng thâm nhập để có thể tấn công tốt hơn các mục tiêu dưới lòng đất. Trong khi hầu hết các kho hạt nhân của Triều Tiên được cho là đều ở dưới lòng đất.

Từ đầu tháng 1/2018, Nhà Trắng đã nói rằng, Tổng thống Donand Trump đang xem xét một cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Bình Nhưỡng.

Khi được hỏi về khả năng này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói: “Chúng tôi phải thừa nhận rằng, mối đe dọa ngày càng tăng và nếu Triều Tiên không cam kết đối thoại, thì chính họ sẽ buộc Mỹ phải lựa chọn”.

Giám đốc CIA Mike Pompeo cũng từ chối loại trừ khả năng về một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Bình Nhưỡng, mặc dù ông khẳng định ngoại giao vẫn là lựa chọn đầu tiên của Mỹ.

“Tổng thống Donald Trump có ý định đưa ra một giải pháp thông qua các biện pháp ngoại giao. Nếu chúng tôi nói rằng, đó không phải là giải pháp khả thi, thì chúng tôi phải đưa ra một loạt lựa chọn để Tổng thống xem xét”, ông Pompeo nói.

Ông cho biết thêm, “Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo là tất cả các lựa chọn đa dạng mà Tổng thống có thể muốn xem xét đều được thông tin đầy đủ. Chúng tôi hiểu các rủi ro liên quan tới mỗi quyết định và phải xác định rõ ràng với Tổng thống”.

Ông Pompeo cũng không tin tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi nói rằng Bình Nhưỡng sẽ chỉ dùng kho hạt nhân mình chỉ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Triều Tiên. Bởi nó cũng có thể được sử dụng để đối phó hoặc “chinh phục” Hàn Quốc, mặc dù hai miền Triều Tiên đang có các cuộc đối thoại hòa bình cấp cao và nhất trí sẽ diễu hành chung tại Thế vận hội mùa Đông tại PyeongChang dưới 1 lá cờ thống nhất.

Theo ông Pompeo, Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ngoài mục đích tự vệ, và đây lại là một mối đe dọa đối với toàn cầu.

Vẫn còn gây nhiều tranh cãi

Tuy nhiên, nội bộ Mỹ vẫn còn đang tranh cãi về hậu quả đằng sau một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng mà Mỹ có thể gây ra đối với nhiều thế hệ người dân Triều Tiên. Các nghị Đảng Dân chủ tại Mỹ đã tuyên bố sẽ phản đối bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Triều Tiên, dù đây là một cuộc tấn công hạn chế hay không.

“Không có thứ gì gọi là một cuộc tấn công hạn chế, dù bạn có sử dụng tên lửa hạt nhân hay không. Nếu nó diễn ra, sẽ có những thương vong vô cùng lớn, cả về mặt quân sự và dân sự”, Thượng nghị sỹ Tammy Duckworth, một thiếu tá quân đội về hưu khẳng định.

Một báo cáo năm 2017 của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho rằng, các vũ khí hạt nhân và hệ thống dẫn đường hiện đại của Mỹ có thể xóa sạch cơ sở hạt nhân Triều Tiên với 5 mũi tấn công chiến lược và hạn chế con số thiệt mạng chỉ khoảng 100 người.

Tuy nhiên, bà Melissa Hanham, một nhà nghiên cứu cấp cao ở Trung tâm James Martin chuyên nghiên cứu về giải trừ hạt nhân đã chỉ ra rằng, báo cáo của MIT là phi thực tế và vô căn cứ. Bà nhấn mạnh, những bí ẩn của Triều Tiên đồng nghĩa với việc nước này có thể có những cơ sở hạt nhân hoặc vũ khí mà kẻ thù không biết đến, và do đó thế giới sẽ không thể loại bỏ được kho hạt nhân của Bình Nhưỡng bằng một cuộc tấn công phủ đầu.

Ngoài ra, cũng có nhiều lo ngại về kho vũ khí thông thường của Bình Nhưỡng mà hầu hết các nhà phân tích đều đánh giá là có thể gây ra một hậu quả thảm khốc đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc nếu xảy ra xung đột vũ trang./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw