Mạnh dạn lên tiếng với "lạm thu"

 Dù ngành Giáo dục và các địa phương có chỉ đạo về chống lạm thu nhưng hầu như năm học nào, vấn đề này cũng trở thành đề tài “nóng”.

Lạm thu được hiểu đơn giản là thu quá mức cho phép và không nằm trong danh mục được thu. Vậy mà có những khoản thu “cười ra nước mắt” khi núp bóng hình thức tự nguyện hoặc thỏa thuận. Lẽ tất nhiên, lạm thu không tự nhiên mà có, phần lớn do cơ sở giáo dục, giáo viên “vận dụng” sai khiến nhiều phụ huynh không hài lòng, thậm chí ấm ức.

Cũng không phủ nhận, xã hội hóa giáo dục từ nguồn đóng góp của phụ huynh đã mang lại những hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục tại các trường học. Thế nhưng, từ đây mà một số cơ sở “lạm dụng” xã hội hóa để lạm thu. Việc không minh bạch trong thu, chi cũng khiến phụ huynh và dư luận không khỏi bức xúc.

Thẳng thắn mà nói, hầu như năm nào cũng có đơn thư tố cáo (cả chính danh và nặc danh) về việc lạm thu trong trường học. Dù chưa biết đúng sai thế nào nhưng ít nhiều dư luận cũng đặt vấn đề “không có lửa làm sao có khói”.

Làm gì để chấm dứt tình trạng lạm thu? Câu hỏi tuy cũ nhưng năm học nào cũng được nhắc lại. Câu trả lời đầu tiên mà nhiều người hướng tới là chọn cử trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh thẳng thắn, khách quan và công tâm để bảo vệ quyền lợi cho phụ huynh, học sinh của lớp, trường. Bản thân phụ huynh cũng cần mạnh dạn nêu ý kiến về những khoản thu bất hợp lý. Với những kế hoạch, khoản thu ngoài quy định và không hợp lý, phụ huynh có thể từ chối.

Với khoản đóng góp tự nguyện, không nên yêu cầu hoặc bắt buộc phụ huynh phải đóng góp mức tối thiểu hoặc tối đa. Nhiều khoản thu tự nguyện phải được sự thống nhất, đồng ý của 100% phụ huynh trong lớp. Xã hội hóa giáo dục trên nguyên tắc tự nguyện và cơ sở pháp luật, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Các trường thu bao nhiêu, các khoản cụ thể phân bổ thế nào cần được phổ biến rõ ràng, minh bạch với phụ huynh, học sinh và công đoàn.

Nói như đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng), đừng để ban đại diện cha mẹ học sinh trở thành vỏ bọc để kêu gọi đóng góp và thu tiền, nói cách khác là lạm thu. Điều này không đúng với chức năng, nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Ngành Giáo dục từ Trung ương đến địa phương cần chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Nhà trường cần tăng cường phát huy dân chủ trong việc bàn bạc, thỏa thuận các khoản thu tự nguyện giữa đơn vị, ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh.

Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để tránh lạm thu dưới mọi hình thức. Cũng cần tính đến, mọi khoản thu của cơ sở giáo dục sẽ không dùng tiền mặt. Muốn vậy, Chính phủ cần có văn bản pháp lý bắt buộc việc này.

Ngoài ra, phải xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục nào để xảy ra tình trạng lạm thu. Cần có nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất của lãnh đạo địa phương về các khoản thu chi trong năm học 2024 - 2025. Trường hợp nào cố tình vi phạm, để xảy ra lạm thu thì phải xử lý nghiêm khắc.

Việc xử lý sai phạm phải được thực hiện công khai trong toàn ngành để vừa răn đe người cố tình làm sai, vừa để tránh những hiện tượng sai phạm tương tự ở những cơ sở giáo dục khác.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tỏa sáng trí tuệ

Tỏa sáng trí tuệ

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lào Cai năm học 2025 - 2026, có 10 thủ khoa tiêu biểu ở các môn chuyên. Đây là kết quả của tinh thần học tập nghiêm túc, những ngày tháng miệt mài ôn luyện và sự kiên trì theo đuổi tri thức. Thành tích ấy không chỉ xứng đáng được ghi nhận, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ học sinh tiếp theo - những người đang bắt đầu viết giấc mơ của riêng mình.

fb yt zl tw