Lắng sâu tiếng hát tri ân

Những ngày tháng 7, cả dân tộc cùng hướng về tri ân những người con trung hiếu đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Như nén tâm nhang tưởng nhớ những người có công với đất nước, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Vết chân tròn trên cát” với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, hình ảnh những mảng tường đổ, những thân cây cháy trụi gợi lại không gian chiến trường bom đạn ác liệt. Khi ánh sáng bừng lên, khúc ca “Đoàn Vệ quốc quân” (Phan Huỳnh Điểu) do tốp nam thể hiện vang lên hào sảng như lời kêu gọi thúc giục người chiến sĩ ra chiến trường: “Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi/ Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về”.

Giữa bom đạn chiến tranh, các anh, các chị đã lập nhiều chiến công, trở thành niềm tự hào của dân tộc. Các ca khúc trong chương trình đã tôn vinh những người anh hùng chân trần chí thép: “Bế Văn Đàn sống mãi” (Huy Du), “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (Nguyễn Đức Toàn), Nguyễn Thị Chiên “Nữ anh hùng đầu tiên” (Trần Kim Phụng)...

Nhạc sĩ Trương Quý Hải kể chuyện chiến đấu và cất tiếng hát tri ân.

Nhạc sĩ Trương Quý Hải kể chuyện chiến đấu và cất tiếng hát tri ân.

Chiến tranh là gian khổ, là mất mát, hy sinh. Đã có biết bao người con ưu tú nằm lại nơi rừng xanh, núi thẳm. Đất mẹ đã ôm các anh vào lòng để mãi trọn tuổi đôi mươi. Khúc ca “Có những tuổi 20 như thế” (Nguyễn Hồng Sơn) như lời tự sự của người chiến sĩ đã hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc. Các anh ra đi thật nhẹ nhàng: “Tôi nằm đây thanh thản một cuộc đời/ Cỏ cây xanh non mỗi ngày mỗi mới/ Và bầu trời xanh thẳm phủ trên tôi”.

Xúc động hơn khi chương trình có sự tham dự của người lính trở về sau cuộc chiến. Nhạc sĩ Trương Quý Hải từng chiến đấu ở Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Trong niềm xúc động rưng rưng, ông kể lại câu chuyện về đồng đội của mình. Vào đầu năm 1985, trấn giữ tại mỏm E5 thuộc cao điểm 685, đồng chí Nguyễn Viết Ninh chỉ huy 17 đồng chí chống chọi với đạn pháo địch. Ngày 16/1/1985, anh bị thương vào tay. Khi băng bó, anh tự tin nói mình vẫn ném được lựu đạn. Trận chiến tiếp tục vào ngày 17 với gần chục lượt tấn công, kéo dài sang ngày 18/1 và đến trưa hôm đó, đồng chí Ninh bị thương ở chân, đồng đội định dùng cáng khiêng về phía sau nhưng anh kiên quyết không rời trận địa. Ngày 19/1, Nguyễn Viết Ninh bị thương vào đầu và hy sinh khi trên tay vẫn ghì chặt khẩu AK với dòng chữ khắc trên báng súng: “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”. Thông điệp đó lan truyền khắp mặt trận, trở thành tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ ở Vị Xuyên. Từ câu chuyện đó, nhạc sĩ Trương Quý Hải đã viết nên ca khúc “Lũy đá bất tử”. Để rồi khi đứng trên sân khấu, ông cất tiếng hát như rút ra từ trái tim mình lời tri ân đồng đội đã nằm lại trên đá: “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử, thành lũy đôi mươi bờ cõi non sông đời đời”.

Trong niềm xúc động, tự hào, ca sĩ Tùng Dương thể hiện bài hát “Vết chân tròn trên cát” (Trần Tiến)-cũng là chủ đề của chương trình nghệ thuật. Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ: “Những ngày này, Tùng Dương và quý vị đều cảm thấy bồi hồi và biết ơn những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Bằng tiếng hát, chúng ta ngợi ca, tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Để từ đó, mỗi người hãy sống tốt hơn, sống ý nghĩa hơn, cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời”.

Chương trình khép lại với nhạc phẩm “Bài ca không quên” (Phạm Minh Tuấn). Tất cả cùng vỗ nhịp, hòa giọng hát vang. Đó thực sự là tiếng hát tri ân. Thế hệ hôm nay không bao giờ quên những cống hiến, hy sinh của lớp người đi trước, để Tổ quốc mãi mãi trường tồn.

Báo Quân đội nhân dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

fb yt zl tw