Khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Sáng 12/10, đông đảo các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp đã tham dự hội nghị triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đồng thời tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc về sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

Hội nghị do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Trang trại nông nghiệp Việt Nam và quận Tây Hồ tổ chức.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm OCOP cấp huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm OCOP cấp huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để triển khai Nghị định 98, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã xây dựng các danh mục thủ tục hành chính, quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền. Sở cũng đã ban hành Quyết định số 1806/QĐ-SNN ngày 30/9/2019 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án liên kết, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.   

Tại hội nghị, các doanh nghiệp bày tỏ quan tâm đến các hình thức liên kết, chính sách ưu đãi hỗ trợ được quy định trong Nghị định 98. Theo Nghị định, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là sự thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp (gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã nêu rõ những nội dung chính mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong thực hiện Nghị định 98. Cụ thể, có 7 hình thức liên kết bao gồm: Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết sơ chế hoặc chế biến với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Về chính sách ưu đãi hỗ trợ, Nghị định nêu rõ, chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. Đối với dự án liên kết, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có phạm vi hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn từ hai huyện trở lên, hoặc có tổng mức đề nghị hỗ trợ từ 5 tỷ đồng trở lên do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

Ngoài ra, chính sách nhà nước còn hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường, hỗ trợ giống, vật tư bao bì, nhãn mác... với điều kiện phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

KTĐT

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Hàng giả và bài học lấy đạo đức kinh doanh làm đầu

Hàng giả và bài học lấy đạo đức kinh doanh làm đầu

Những ngày gần đây, thị trường hàng hóa tiêu dùng "nóng" lên với nhiều thông tin về đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả làm xôn xao dư luận hay vụ kẹo rau củ Kera sử dụng những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội tiếp tay quảng bá, thổi phồng về tác dụng của sản phẩm.

Quang cảnh hội nghị.

Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ quý II

Chiều 25/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chủ trì phiên họp đánh giá tình hình hoạt động quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2025.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Chiều 24/4, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Từ ngày 1/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, tất cả hộ và cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử, trong đó nhóm có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên bắt buộc dùng máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định mới đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý thuế, song cũng đặt ra không ít thách thức trong khâu triển khai, đặc biệt với các hộ kinh doanh nhỏ, ở vùng sâu vùng xa.

fb yt zl tw