Không để xuống cấp, lãng phí tài sản công sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc sắp xếp, bố trí tài sản công có tính kế thừa và bảo đảm hiệu quả trong bố trí tài sản, không làm gián đoạn hoạt động của đơn vị, có thể bố trí dùng chung trụ sở để bảo đảm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp có sẵn trên địa bàn.

ngo-quyen-3359-1746.jpg
Trung tâm hành chính-chính trị quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành văn bản số 195-CV/ĐUBTC-QLCS gửi Bí thư Đảng ủy các bộ, cơ quan Trung ương và Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy về rà soát, sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công và rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư chịu sự tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo hoàn thành dứt điểm tổng kiểm kê tài sản công theo Đề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024; rà soát, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kiểm kê để bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, logic của số liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, phục vụ xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính; báo cáo kết quả về Bộ Tài chính trước ngày 10/5/2025 để tổng hợp.

"Trong quá trình thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công, cần giao trách nhiệm và bảo đảm nguồn kinh phí để bảo vệ, bảo quản, bàn giao, tiếp nhận, tổ chức xử lý tài sản đối với các tài sản dôi dư sau khi sắp xếp, tránh xuống cấp, thất thoát, lãng phí tài sản. Trong đó quan tâm đến việc kiện toàn, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện chức năng quản lý, khai thác quỹ nhà, đất là tài sản công dôi dư trong quá trình sắp xếp", Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ.

Ngày 24/4, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, cần được thực hiện theo nguyên tắc pháp luật hiện hành, có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.

Trong thời gian triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, số lượng tài sản công cần sắp xếp sẽ rất lớn, nếu không có bộ máy và nguồn lực để duy trì khai thác dễ xảy ra thất thoát, lãng phí. Để đáp ứng yêu cầu mới, cần sửa đổi 48 văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Cục trưởng Nguyễn Tân Thịnh cho biết, trong các văn bản hướng dẫn về nội dung này, Bộ Tài chính đưa ra một số điểm mới.

Đó là, cần xác định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý của mình về việc sắp xếp trụ sở, tài sản công theo đúng quy định của Luật Quản lý tài sản công và các nghị định liên quan;

Việc sắp xếp, bố trí tài sản công có tính kế thừa và bảo đảm hiệu quả trong bố trí tài sản, không làm gián đoạn hoạt động của đơn vị, có thể bố trí dùng chung trụ sở để bảo đảm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp có sẵn trên địa bàn.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương bố trí kinh phí cho việc quản lý, bảo vệ, duy trì tài sản công, đồng thời kiện toàn tổ chức có chức năng quản lý tài sản để bảo đảm năng lực thực hiện.

Việc sắp xếp bố trí, xử lý trụ sở tài sản theo nguyên tắc bộ nào địa phương nào, bộ đó địa phương đó chịu trách nhiệm trong phạm vi bộ, địa phương mình theo đúng thẩm quyền quy định luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định hướng dẫn của Chính phủ.

“Bộ Tài chính cũng đề nghị các đơn vị quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về ưu tiên điều hòa, khai thác hiệu quả tài sản công. Trụ sở không còn sử dụng đúng mục đích cần được chuyển đổi cho lĩnh vực y tế, giáo dục, hoặc sinh hoạt cộng đồng”, ông Nguyễn Tân Thịnh nói.

Thông tin từ Cục Quản lý công sản cho biết, tính đến cuối năm 2024, cả nước có hơn 11.000 cơ sở nhà, đất công chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, chủ yếu là các điểm trường, trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa.

Việc xử lý các tài sản công này cần có thời gian vì liên quan đến nhiều yếu tố như quy hoạch, đầu tư công, chức năng nhiệm vụ thay đổi sau khi sáp nhập địa bàn hành chính…. Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, xác định rõ danh mục tài sản dôi dư để có phương án xử lý cụ thể, ưu tiên cho giáo dục, y tế và phúc lợi công cộng.

Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định đối tượng được sử dụng xe công phục vụ công tác chung đối với chức danh cấp huyện và bổ sung chức danh cấp xã. Mỗi xã có thể được trang bị tối đa 2 xe công vụ, dự kiến tổng số xe công bố trí cho cấp xã khoảng 6.000 xe, cơ bản là những xe hiện có đang sử dụng cho cấp huyện.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Đó là nhận định của đại diện Anphabe (đơn vị tư vấn giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) khi nói về xu hướng nhân sự và thị trường lao động Việt Nam những tháng đầu năm 2025, chiều 22/4.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tổ chức Hội nghị giao ban công tác quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Lào Cai và Kiên Giang ký kết hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP

Lào Cai và Kiên Giang ký kết hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP

Ngày 21/4, tại thành phố Lào Cai, Sở Tài chính tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang và tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw