Chứng chỉ xanh trong phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển bền vững với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050, ngành bất động sản (BĐS) đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển sang các mô hình phát triển “carbon-neutral” và công trình đạt chứng chỉ xanh.

BĐS xanh tại Việt Nam

Theo báo cáo tổng quan thị trường công trình xanh Việt Nam năm 2024 do Hệ thống chứng nhận công trình xanh EDGE và Tổ chức tài chính quốc tế IFC công bố, Việt Nam hiện có 559 công trình được chứng nhận xanh với hơn 13,6 triệu m2 diện tích sàn xây dựng đã đạt chứng nhận công trình xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẻ đạt chứng nhận xanh. Riêng năm 2024, Việt Nam có 163 công trình đạt chứng nhận xanh, gấp hơn 2 lần so với năm 2023 và gấp 3 lần so với năm 2022 (có 54 công trình) và hơn 27 lần so với năm 2014 (6 công trình).

Tuy nhiên, so với tổng nguồn cung BĐS trên thị trường, tỷ lệ các dự án đạt chứng nhận xanh vẫn còn khiêm tốn. Phần lớn thị trường vẫn ưu tiên bài toán chi phí đầu tư ban đầu hơn là giá trị vận hành và sử dụng lâu dài. Điều này cho thấy, bên cạnh sự cải thiện rõ rệt về nhận thức, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi hành vi đầu tư và tiêu dùng theo hướng bền vững.

Dự án Làng Sen Việt Nam, công trình xanh Phuc Khang Corp làm đơn vị phát triển.
Dự án Làng Sen Việt Nam, công trình xanh Phuc Khang Corp làm đơn vị phát triển.

Một trong những rào cản đối với các chủ đầu tư khi muốn phát triển dự án xanh là chi phí ban đầu cao hơn so với công trình thông thường. Điều này đến từ yêu cầu thiết kế kỹ thuật cao hơn, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, cũng như các hệ thống công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước và xử lý chất thải.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tích cực thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các ngân hàng thương mại đã bước đầu triển khai nhiều hoạt động cụ thể như xây dựng quy trình và triển khai gói vay ưu đãi cho doanh nghiệp có dự án xanh. Song, phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam còn đối mặt một số hạn chế như: Chưa có danh mục phân loại xanh quốc gia làm cơ sở cho việc phân bổ tín dụng hiệu quả và huy động vốn đầu tư xanh; các tổ chức tín dụng vẫn thiếu chính sách nội bộ và bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường; các dự án xanh thường có thời gian hoàn vốn dài, chi phí cao, trong khi thiếu cơ chế hỗ trợ nguồn vốn dài hạn ưu đãi…

Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam đang thiếu một bộ tiêu chí Quốc gia rõ ràng để đánh giá một công trình được coi là “xanh”, dẫn đến việc các chủ đầu tư chưa có cơ sở định hướng thiết kế và xây dựng, cũng như cung cấp cho ngân hàng trong quá trình thẩm định và giải ngân vốn vay ưu đãi xanh.

Vì vậy, theo các chuyên gia BĐS, để khuyến khích phát triển BĐS xanh, các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp xây dựng, ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về công trình xanh do cơ quan Nhà nước ban hành phù hợp với đặc thù thị trường Việt Nam; thiết lập các cơ chế tài chính hỗ trợ như Quỹ đầu tư xanh Quốc gia, cung cấp vốn vay ưu đãi hoặc bảo lãnh tín dụng cho các dự án đạt tiêu chí xanh; tăng cường vai trò truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích dài hạn của công trình xanh.

Xu hướng tất yếu

Việt Nam đang phấn đấu mạnh mẽ để hiện thức hóa cam kết phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2025. Chiếm tới khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc), lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang có những chuyển dịch tích cực đóng góp vào mục tiêu Quốc gia. Thị trường BĐS xanh, với các công trình “carbon-neutral” và chứng chỉ xanh đang khẳng định xu hướng bền vững, mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Kết quả khảo sát của Batdongsan.com.vn về tâm lý khách hàng cuối năm 2024 cũng cho thấy, 86% người tham gia khảo sát quan tâm đến việc mua một ngôi nhà xanh và 88% người sẵn sàng trả thêm tiền cho ngôi nhà xanh. So với việc phát triển các dự án BĐS thông thường, việc phát triển các dự án xanh còn giúp các chủ đầu tư hưởng lợi về mặt chính sách khi Nhà nước đang có nhiều hành động đồng bộ để thúc đẩy phát triển công trình xanh. Cụ thể, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến 2050 đã xác định “phát triển đô thị xanh, thông minh, phát thải thấp” là một trong các định hướng chủ đạo.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về công trình xanh thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật mới và cập nhật quy chuẩn xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội đã đưa tiêu chí công trình xanh vào điều kiện xét duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng đối với các dự án nhà ở xã hội, khu đô thị mới, và trung tâm thương mại.

Thực tế cũng cho thấy, các dự án BĐS đạt tiêu chuẩn xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp. Các dự án nhà ở đạt chứng chỉ xanh ghi nhận mức tăng giá ổn định và khả năng giữ giá tốt hơn trong giai đoạn thị trường biến động. Theo Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WorldGBC), các công trình xanh có thể giúp tăng giá trị tài sản tổng thể lên đến 7% trong vòng 5 năm.

Ngoài ra, việc đầu tư vào công trình xanh còn đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí vận hành thấp. Dữ liệu từ hệ thống chứng chỉ công trình xanh phổ biến hiện nay cho thấy, mức chi phí tăng thêm cho một dự án xanh thường dao động trong ngưỡng hợp lý và có thể được thu hồi trong thời gian ngắn.

Xu hướng tạo lập các dự án BĐS “carbon-neutral” và đạt chứng chỉ xanh tại Việt Nam là bước tiến phù hợp với cam kết Net Zero của Việt Nam đến năm 2050, do đó, các doanh nghiệp phát triển dự án BĐS cần tích cực cập nhật các tiêu chuẩn xanh quốc tế, lồng ghép các yêu cầu tiết kiệm năng lượng, vật liệu bền vững và giải pháp công nghệ ngay từ giai đoạn thiết kế, quy hoạch; chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và tư vấn kỹ thuật cho phát triển công trình xanh.

Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị, Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và hành lang pháp lý liên quan đến công trình xanh, phát triển đô thị carbon thấp và trung hòa khí thải. Đồng thời thiết kế các chính sách ưu đãi cụ thể cho dự án đạt chứng chỉ xanh như: Ưu tiên phê duyệt quy hoạch, giảm thuế sử dụng đất, ưu đãi tín dụng hoặc khuyến khích qua chỉ tiêu đấu thầu sử dụng đất.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, CEO Phuc Khang Corp (doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam phát triển công trình xanh) nhận định, việc xây dựng theo chuẩn công trình xanh sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vận hành; tạo cơ hội cho doanh nghiệp cung cấp giải pháp và công nghệ xanh; nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn vì nhiều quỹ đầu tư hiện nay ưu tiên tài trợ cho các dự án bền vững.

Còn ông Trần Ngọc Duy, Phó Giám đốc bộ phận Quản lý BĐS Savills Hà Nội cho biết, để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng. Có bốn loại chứng nhận công trình xanh phổ biến hiện nay gồm: Leed, Edge, Well Building Standard và Lotus được các tổ chức quốc tế công nhận.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Để đảm bảo hoàn thiện toàn bộ dự án đồng bộ với đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đơn vị thi công gói thầu Trạm biến áp 500kV Lào Cai đang tập trung nhân lực, phương tiện thi công đồng loạt các hạng mục.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw