Hàng giả và bài học lấy đạo đức kinh doanh làm đầu

Những ngày gần đây, thị trường hàng hóa tiêu dùng "nóng" lên với nhiều thông tin về đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả làm xôn xao dư luận hay vụ kẹo rau củ Kera sử dụng những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội tiếp tay quảng bá, thổi phồng về tác dụng của sản phẩm.

Công ty Cổ phần tập đoàn "Chị em rọt" xin lỗi khách hàng vì kẹo rau Kera.
Công ty Cổ phần tập đoàn "Chị em rọt" xin lỗi khách hàng vì kẹo rau Kera.

Chưa kể đến là liên tục nhiều vụ việc phát hiện, thu giữ hàng chục tấn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả đang trôi nổi trên thị trường ở nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước..., đe dọa an toàn sức khỏe của người dân.

Thực trạng này dấy lên nhiều quan ngại về lỗ hổng đáng báo động trong công tác quản lý, cấp phép cho sản phẩm hàng hóa lưu hành trên thị trường, cũng như vấn đề ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh và lương tâm của một bộ phận cá nhân, doanh nghiệp đang đánh mất niềm tin của cộng đồng và phương hại tới môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế khi "con sâu làm rầu nồi canh".

Bày tỏ sự bất bình, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho hay, đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh là những yếu tố nền tảng góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập bền vững. Văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân chính là nền tảng của kinh doanh có trách nhiệm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cạnh tranh kinh tế không chỉ dựa trên lợi nhuận mà còn ở giá trị nhân văn, uy tín và trách nhiệm xã hội. Đạo đức doanh nhân, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn là: "Làm giàu không chỉ vì mình mà còn vì dân, vì nước", chính là định hướng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, với cộng đồng, với môi trường và với pháp luật - đã, đang và sẽ trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đó không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, mà còn là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển lâu dài trong niềm tin của xã hội. Doanh nhân, doanh nghiệp không thể phát triển đơn độc, mà cần đồng hành cùng lợi ích chung, gắn kết với trách nhiệm xã hội, minh bạch trong quản trị và thân thiện với môi trường. Những doanh nghiệp theo đuổi mô hình kinh doanh có trách nhiệm thường có khả năng thích ứng tốt hơn với biến động thị trường, duy trì được đội ngũ nhân sự ổn định và xây dựng được lòng tin vững chắc từ đối tác và người tiêu dùng.

Cũng đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công bình luận, trên hành trình xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải trở thành nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Theo ông Công, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thấy rằng, về lâu dài lợi nhuận và lợi tức đầu tư của doanh nghiệp phải được xem xét trong bối cảnh rộng hơn, bao hàm các vấn đề về kinh tế, xã hội và trách nhiệm. Họ cần quan tâm đến lợi ích của xã hội và bảo vệ môi trường nhiều hơn là những yêu cầu theo quy định của pháp luật, như: giải quyết vấn đề lao động việc làm, các vấn đề môi trường, đấu tranh chống nạn hối lộ, tham nhũng cho đến việc tham gia và phát triển cộng đồng...

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và của từng doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối với nền kinh tế. Để tạo lợi thế cạnh tranh, yếu tố văn hóa vừa nền tảng, vừa là thước đo định vị sự thành công và chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường; vừa là những chỉ báo ghi nhận sự đóng góp, cống hiến của doanh nghiệp đối với cộng đồng, xã hội.

Kinh doanh có trách nhiệm, trước tiên thể hiện qua việc doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, minh bạch và kịp thời với Nhà nước, đảm bảo ổn định công ăn việc làm, thu nhập, chế độ lương thưởng, bảo hiểm đối với người lao động; cũng như quyền lợi cho các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông theo cam kết. Song song đó, là những thể hiện về tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lương tâm của người làm nghề trong việc đảm bảo những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không gây ô nhiễm, không tạo tác động tiêu cực đến môi trường và đem lại nhiều giá trị gia tăng cho cộng đồng và xã hội.

Đồng quan điểm TS. Phạm Hồng Thanh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Viettel, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định tại Hà Nội nhấn mạnh, đạo đức kinh doanh tất yếu sẽ là một phần của văn hóa kinh doanh. Trong kỳ nguyên số, mỗi hành động dù nhỏ nhất đều có thể để lại dấu vết. Ngày nay, kinh doanh không thể không có trách nhiệm và không có trách nhiệm thì sẽ dẫn đến không còn thương hiệu, nhân sự có thể rời bỏ. Kinh doanh không có trách nhiệm có thể vướng vào vòng lao lý. Khi kinh doanh có trách nhiệm thì không thể đánh đổi đạo đức. Sản phẩm không chỉ là thứ doanh nghiệp bán ra mà là thứ khiến khách hàng luôn nhớ về mình, tin tưởng và lựa chọn cho những lần tiếp theo.

"Một sản phẩm có thể được bán với giá 6 triệu đồng nhưng nếu doanh nghiệp có thể sản xuất và bảo đảm lợi nhuận ở mức 5 triệu đồng thì việc lựa chọn giá bán 5 triệu đồng hay 6 triệu đồng không chỉ là một bài toán tài chính mà là bài toán lương tâm của người lãnh đạo", TS. Phạm Hồng Thanh phân tích.

Cần rõ ràng quan điểm, lợi ích là tạm thời nhưng uy tín, hình ảnh và lòng tin của khách hàng là vĩnh viễn, Gần đây, xảy ra nhiều vụ liên quan đến hàng giả hàng kém chất lượng, mới đây nhất là vụ kinh doanh sữa giả bị Bộ Công an triệt phá. "Sự việc này giống như một hồi chuông cảnh tỉnh rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, người bán hàng, nhà sản xuất, nhà phân phối, những người nổi tiếng. Họ không thể thoái thác trách nhiệm của mình, đặc biệt là trách nhiệm xã hội", TS Phạm Hồng Thanh nhấn mạnh.

Đất nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, thời kỳ mà các doanh nghiệp làm ăn chân chính cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với an sinh xã hội. Việc giữ tâm sáng, đạo đức kinh doanh và lấy chữ tín làm đầu sẽ luôn là chuẩn mực, là ngọn đèn soi đường giúp hành trình đầy thách thức của người kinh doanh luôn đúng hướng, thuận lợi vươn lên trong nghịch cảnh và dễ dàng chạm tới thành công.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ quý II

Chiều 25/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chủ trì phiên họp đánh giá tình hình hoạt động quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2025.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Chiều 24/4, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Từ ngày 1/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, tất cả hộ và cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử, trong đó nhóm có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên bắt buộc dùng máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định mới đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý thuế, song cũng đặt ra không ít thách thức trong khâu triển khai, đặc biệt với các hộ kinh doanh nhỏ, ở vùng sâu vùng xa.

Các đại biểu dự hội nghị.

Tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu, đấu thầu qua mạng

Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Tài chính) tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng; cập nhật Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và các văn bản hướng dẫn hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

fb yt zl tw