Hối hả thu hoạch cá chép đỏ phục vụ thị trường

Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là ngày Tết ông Công, ông Táo nên ngày này, các gia đình thường chuẩn bị lễ để tiễn ông Công (thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình) và ông Táo (vị thần cai quản việc bếp núc) về chầu trời, trong đó, cá chép sống là lễ vật không thể thiếu, để người dân làm lễ và phóng sinh ra môi trường tự nhiên. Nắm bắt được nhu cầu đó, một số hộ dân trong tỉnh đã nuôi cá chép đỏ để sản xuất “phương tiện” cho ông Công, ông Táo về trời.

Là hộ có nhiều kinh nghiệm ương nuôi cá giống, gia đình chị Phạm Thị Hà, thôn Tân Tiến, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai thường nhập cá chép hương về để ương nuôi vào khoảng tháng 10 âm lịch. Theo chị Hà: Việc ương nuôi cá hương ít bị hao hụt, hiệu quả kinh tế cao hơn nhập cá thương phẩm về bán. Sau gần 2 tháng chăm sóc, đến khoảng 20 tháng Chạp, gia đình thu hoạch cá, đưa về bể để bán cho thương lái và người dân. Năm nay, gia đình chị Hà cung ứng ra thị trường khoảng 1 vạn con cá chép đỏ.

Những ngày cận Tết ông Công, ông Táo, tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thuỷ sản cấp 1 (Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai) lượng phương tiện ra vào tấp nập hơn thường lệ bởi đây là thời điểm thu hoạch cá chép đỏ. 2 năm trở lại đây, cơ sở này đã ương nuôi cá chép đỏ để phục vụ nhu cầu của thị trường dịp Tết. Đa số khách đến đây mua sỉ số lượng lớn để mang về bán lẻ tại các chợ dân sinh. Đợt này, Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thuỷ sản cấp 1 sản xuất khoảng 8 tạ cá chép đỏ, tương đương 5-6 vạn con để bán ra thị trường.

Chị Nguyễn Thu Thủy, tiểu thương chợ Xuân Quang, huyện Bảo Thắng chia sẻ: Những năm trước, tôi phải đặt cá chép đỏ từ làng Thủy Trầm (Cẩm Khê, Phú Thọ) vận chuyển về Lào Cai để bán dịp 23 tháng Chạp. Do quãng đường vận chuyển xa nên cá thường yếu, khó bán, có khi cá chết phải bỏ đi một phần. 2 năm gần đây, tôi đến tận nơi xem và nhập cá của Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thuỷ sản cấp 1 về bán. Cá ở đây to, khỏe, màu sắc đẹp, giá cả lại hợp lý, tiêu thụ rất chạy.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nghề nuôi cá chép đỏ phục vụ ngày 23 tháng Chạp tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Do nhu cầu tiêu thụ loại cá này chỉ mang tính thời vụ và tập trung vào dịp cúng ông Công, ông Táo nên hầu hết các hộ dân chỉ mua cá bột, cá hương về ương nuôi chứ không nuôi sinh sản.

Hối hả thu hoạch cá chép đỏ phục vụ thị trường ảnh 5
Cá chép đỏ được tiểu thương bày bán nhiều ở các chợ dân sinh.

Tại các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh, nhiều tiểu thương cũng bắt đầu bán cá chép đỏ phục nhu cầu của người dân. Như thường lệ, những ngày trước Tết ông Công, ông Táo, lượng người mua vẫn khá thưa thớt bởi đa số người dân sẽ làm lễ vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Năm nay, nguồn cung cá chép đỏ tương đối dồi dào, giá cá chép đỏ không có nhiều biến động so với những năm trước. Giá bán cá chép đỏ ổn định ở mức từ 20-30 nghìn đồng cho 3 con hoặc bán lẻ từ 7-10 nghìn đồng/con.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rực rỡ chợ hoa Xuân thành phố Lào Cai

Rực rỡ chợ hoa Xuân thành phố Lào Cai

Chợ hoa Xuân trên địa bàn thành phố Lào Cai bắt đầu tổ chức từ ngày 16/1, đến thời điểm này, các tiểu thương đã đưa rất nhiều loài hoa, cây cảnh về bán khiến không gian trở nên rực rỡ sắc màu.

Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Vượt qua những khó khăn do thời tiết bất lợi, hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng, vật liệu xây dựng khan hiếm… các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai thi công để 28 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai của xã A Lù, huyện Bát Xát có nhà ở trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Huyện Văn Bàn có 10 xã thuộc khu vực III với 80/194 thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do quy mô nhân khẩu trung bình của hộ nghèo, cận nghèo cao; phần lớn lao động làm nông nghiệp nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn; một số hộ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng là một trong những địa phương có diện tích trồng chè lớn của tỉnh Lào Cai. Địa phương xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án liên quan tới đường sắt tốc độ cao. Đây là khẳng định của ông Hervé Conan - Giám đốc cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, trong buổi họp báo Hợp tác trong lĩnh vực đường sắt cao tốc do Đại sứ quán Pháp tổ chức vào chiều 17/1, tại Hà Nội.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Đó là phát biểu của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra chiều 17/1.

fb yt zl tw