Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài cuối: Khởi đầu cuộc sống mới

Bài cuối: Khởi đầu cuộc sống mới

Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại khu dân cư tái thiết Đồi Gianh, thôn Nậm Than, xã Liên Minh (Sa Pa), người dân vùng thiên tai đang khẩn trương hoàn thiện những khâu cuối để kịp dọn về nhà mới.

Chúng tôi đến khu dân cư tái thiết Đồi Gianh vào những ngày trung tuần tháng Chạp. Trước sân mỗi ngôi nhà, người dân tập trung đắp bờ, kè đá làm bồn trồng hoa, cây cảnh và đổ bê tông lối lên nhà. Không khí lao động hăng say, tiếng cười đùa, hỏi thăm nhau rộn vui, xóa tan cái lạnh của ngày đông.

11.jpg

Nhìn 28 ngôi nhà kiên cố mới được xây dựng trên diện tích 10 ha, không ai nghĩ rằng, chỉ cách đây chưa đầy 3 tháng, nơi này vẫn còn là vùng đất hoang vu, cỏ cây mọc dày.

Trước đó, đầu tháng 9/2024, hoàn lưu bão Yagi đã gây nhiều đau thương, mất mát đối với tỉnh Lào Cai. Rất may, Nậm Than không có thiệt hại về người, bởi khi phát hiện quả đồi phía sau nhà 28 hộ dân có hiện tượng nứt, chính quyền địa phương đã kịp thời di tản toàn bộ người dân đến nơi an toàn.

15.jpg

Dọn đến căn nhà mới khang trang, chỉ cách trung tâm xã chưa đầy 3 km, chị Giàng Thị Mú xúc động cho biết: Được sự quan tâm của các ngành, địa phương, chỉ sau 3 tháng, gia đình đã được dọn về căn nhà đẹp và an toàn.

Cùng chung niềm vui, ông Vù A Nhánh chia sẻ: Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ tết này mình sẽ được ở trong căn nhà đẹp, vững chãi như vậy. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi tuổi đã cao, nếu không có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành không biết đến khi nào mới xây được nhà.

12.jpg

Hạnh phúc này không phải chỉ riêng gia đình chị Mú, ông Nhánh, mà đến với tất cả hộ nghèo thôn Nậm Than. Không khí hoàn thiện, trang hoàng ngôi nhà mới để kịp dọn vào ở trước tết Nguyên đán khiến Nậm Than vui như ngày hội, chẳng ai bảo ai, nhà nào cần thì các hộ khác đều sẵn sàng giúp đỡ.

Anh Phàn Phủ Seng, Chủ tịch UBND xã Liên Minh cho biết: Thời gian thi công khu tái thiết là 3 tháng nhưng có hơn 1 tháng mưa ròng khiến công tác triển khai các phần việc gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với mục tiêu duy nhất là hoàn thành khu tái thiết xong trước tết Nguyên đán, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, thể hiện rõ trách nhiệm và lời hứa với bà con.

14-7905.jpg

Để bà con có trách nhiệm với nơi ở mới của mình, chung sức tham gia kiến thiết, chính quyền xã đã có cách làm sáng tạo là tổ chức cho các hộ dân bốc thăm, nhận đất ngay khi có mặt bằng. Đồng thời, mỗi ngày, xã huy động khoảng 20 lượt người từ các lực lượng, như dân quân, công an, an ninh cơ sở, đoàn thanh niên... tham gia hỗ trợ bà con, qua đó không chỉ giúp đỡ họ mà còn trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cùng bà con trong suốt quá trình làm nhà.

13-8126.jpg

Dự án xây dựng khu dân cư tái thiết Đồi Gianh được thực hiện nhờ sự chung tay của Công an tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hoàng Hùng (Bình Dương) và kinh phí hỗ trợ tái thiết nhà ở sau thiên tai của tỉnh, với tổng giá trị hơn 6,5 tỷ đồng.

Không ít người dân ban đầu còn hoài nghi bởi thời gian triển khai quá gấp, nhiều rào cản để thực hiện và do dự khi phải rời bỏ mảnh đất đã bao đời gắn bó. Tuy nhiên, trước sự kiên trì vận động của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; cùng với trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra đúng 1 năm trước (tháng 9/2023) tại thôn giáp ranh Nậm Cang khiến 7 người chết, thiệt hại về tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng như hồi chuông cảnh tỉnh, khiến họ hiểu rằng, cần phải chuyển đến nơi ở mới an toàn hơn.

Giờ đây, nhìn nơi an cư mới với những định hướng về phát triển kinh tế - xã hội đang rộng mở, người dân Nậm Than càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền.

16.jpg

Đồng chí Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa khẳng định: Đồi Gianh không chỉ là nơi khởi đầu cuộc sống mới của cộng đồng người Mông thôn Nậm Than, mà còn là câu chuyện đẹp về sự đoàn kết, tinh thần vượt qua khó khăn, thách thức trong thời gian ngắn.

Sự vào cuộc của các cấp, các ngành với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã giúp người dân Nậm Than đón tết Nguyên đán đầm ấm trong căn nhà mới, góp phần cố vũ phong trào thi đua thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn thị xã trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

fb yt zl tw