Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án liên quan tới đường sắt tốc độ cao. Đây là khẳng định của ông Hervé Conan - Giám đốc cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, trong buổi họp báo Hợp tác trong lĩnh vực đường sắt cao tốc do Đại sứ quán Pháp tổ chức vào chiều 17/1, tại Hà Nội.

Theo Giám đốc cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam Hervé Conan, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nổi bật, đồng thời, chính phủ Việt Nam rất chú trọng việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải, nhất là đối với ngành giao thông, trong đó có lĩnh vực đường sắt. Ông Hervé Conan nhấn mạnh, Pháp cam kết triển khai hỗ trợ đội ngũ tư vấn kỹ thuật với các dự án liên quan tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Đường sắt quốc gia Pháp Diego Diaz nhấn mạnh, cần một tầm nhìn cụ thể về vấn đề khai thác và vận hành các dự án đường sắt tốc độ cao.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Đường sắt quốc gia Pháp Diego Diaz nhấn mạnh, cần một tầm nhìn cụ thể về vấn đề khai thác và vận hành các dự án đường sắt tốc độ cao.

Ông Hervé Conan nêu rõ: “Ngành đường sắt Việt Nam hiện đầu tư các tuyến với tổng mức vốn gần 100 tỷ đồng, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng mức đầu tư dự kiến gần 70 tỷ USD, cũng như các tuyến đường sắt liên tỉnh khác như đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đường sắt đô thị. Đây là thời điểm thích hợp để phía Pháp cùng Việt Nam hợp tác phát triển các dự án quan trọng".

Cũng tại buổi họp báo, chia sẻ về bước chuyển mình của Pháp cách đây 44 năm từ làm đường sắt truyền thống sang đường sắt tốc độ cao, ông Diego Diaz, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) cho hay, ba vấn đề gồm kinh tế, kỹ thuật và nhân lực là những yếu tố then chốt của mọi dự án đường sắt tốc độ cao bởi các công trình này có thời gian phục vụ từ 50-100 năm. Do đó, cần một tầm nhìn cụ thể về vấn đề khai thác và vận hành.

“Ngoài những tác động về giao thông và giảm phát thải, đường sắt tốc độ cao tạo ra nhiều công ăn việc làm như chuyên môn kỹ thuật công nghệ cao, máy tính, điều khiển... Pháp có nhiều kinh nghiệm đường sắt tốc độ cao tại nhiều quốc gia nhưng chưa có dự án nào tại Việt Nam nên cần có sự hợp tác chia sẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm về dự án này,” ông Diego Diaz chia sẻ.

Theo đó, Giám đốc cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam Hervé Conan tái khẳng định, nước này sẵn sàng triển khai nhóm chuyên gia cao cấp hàng đầu để đưa ra khuyến nghị về mặt kinh tế, tài chính và tổng thể cho sự chuyển mình của ngành đường sắt Việt Nam.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw