Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế: Cơ hội vàng cho Việt Nam

Hệ thống tài chính toàn cầu đang dần định hình lại; thế giới đang có nhu cầu phát triển các trung tâm tài chính mới, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đặc thù, phục vụ các thị trường ngách, khác biệt với những trung tâm tài chính truyền thống.

Do vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam có "cơ hội vàng" để tham gia vào "cuộc chơi" này, thông qua việc thiết lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế để trở thành "sân chơi" cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ xác định là một trong những đột phá về thể chế, là quyết sách nhằm giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, để nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

"Đây là vấn đề không mới trên thế giới nhưng với Việt Nam là vấn đề khó và chưa có tiền lệ. Do đó, cơ hội lớn sẽ đi kèm với thách thức lớn…", Bộ trưởng Dũng cho hay.

Bộ trưởng Dũng cũng nhấn mạnh, việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thành công sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam đạt được một số cơ hội như: kết nối với thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo ra nguồn lực đầu tư mới, thúc đẩy nguồn lực đầu tư hiện hữu; đồng thời, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, tạo một bước chuyển mới về chất, giúp thị trường tài chính ở Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đồng thời, góp phần đưa Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, nâng cao vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; khẳng định vị thế là một nền kinh tế mạnh mẽ và bền vững; từ đó bảo đảm quốc phòng an ninh, nhất là trong trong lĩnh vực tài chính từ sớm, từ xa.

Tại Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị xây dựng 02 Trung tâm tài chính ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; trong đó, xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm tài chính khu vực ở Đà Nẵng bước đầu phát triển một số dịch vụ tài chính quốc tế, trọng điểm gắn với Khu Thương mại tự do Đà Nẵng và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) gắn với đổi mới sáng tạo mà Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội về "Tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng" đã cho phép thí điểm, tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy việc hình thành Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.

Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh là khu vực Quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, còn tại TP. Đà Nẵng đề xuất thực hiện một hệ sinh thái nhiều thành phần tại khu lõi với diện tích hơn 6 ha, có thể mở rộng thành khu phố tài chính là vùng diện tích địa lý nằm tại khu công nghiệp Đà Nẵng với diện tích khoảng 62 ha; đồng thời phát triển Trung tâm công nghệ tài chính ở Khu Tây Bắc đường dẫn lên cầu Thuận Phước với diện tích 9,7 ha.

Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh tư liệu: Trần Xuân Tình/TTXVN
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh tư liệu: Trần Xuân Tình/TTXVN

Đây là giới hạn không gian địa lý đề xuất áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút các định chế tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ tài chính…) và tạo lập các sàn giao dịch chứng khoán, tiền tệ (và cả hàng hoá), ưu tiên phát triển các lĩnh vực tài chính mới như fintech, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, mục tiêu tổng quát của Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là phát triển thị trường tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực, dịch vụ tài chính để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có Trung tâm tài chính nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bảo đảm minh bạch, hiệu quả, hiện đại, tiên tiến, bắt kịp các chuẩn mực quốc tế; thúc đẩy quá trình tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới của Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình phát triển Trung tâm tài chính trên thế giới; căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu cũng như đặc điểm, tình hình, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực thực tiễn của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phát triển Trung tâm tài chính theo mô hình "kết hợp", có chọn lọc các ưu điểm của các mô hình trên thế giới, phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của Việt Nam.

Trong đó, sẽ lựa chọn từng nhóm chính sách phù hợp với lợi thế và điều kiện phát triển của Việt Nam và các địa phương để áp dụng có kiểm soát, theo lộ trình cho các chủ thể hoạt động tại Trung tâm tài chính, trong phạm vi các giao dịch tài chính giữa các chủ thể này với nhau và với quốc tế. Đối với các giao dịch giữa các chủ thể tại Trung tâm tài chính và phần còn lại của đất nước sẽ thực hiện theo quy định và pháp luật chung hiện hành.

Để tiếp tục triển khai kết luận của Bộ Chính trị về phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng điểm cần tập trung thực hiện ngay trong năm 2025: đối với các bộ, ngành, Cơ quan Trung ương cần chủ động phối hợp với Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương để sớm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Trong đó, tập trung hoàn thiện các nhóm chính sách tại Đề án đã được Bộ Chính trị phê duyệt, đảm bảo phù hợp với điều kiện sẵn có, thông lệ của các Trung tâm tài chính trên thế giới và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Cùng với đó, chủ động đề xuất các chính sách cần thiết để đảm bảo sức cạnh tranh của các Trung tâm tài chính tại Việt Nam; chủ động đồng hành cùng các địa phương trong quá trình phát triển và vận hành trung tâm tài chính.

Khu vực bờ Tây sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Quốc Dũng/TTXVN
Khu vực bờ Tây sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Quốc Dũng/TTXVN

Đối với TP Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Dũng đề xuất cần tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng số), nguồn nhân lực, thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống...; đồng thời, tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại Trung tâm tài chính của các địa phương.

Đối với các đối tác quốc tế, Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư cũng đề nghị hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương trong việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng và vận hành trung tâm tài chính; hỗ trợ đề xuất, kiến nghị các chính sách, định hướng cụ thể đối với các nhóm chính sách tại đề án, góp phần giúp Chính phủ Việt Nam đảm bảo tính đột phá của trung tâm tài chính tại Việt Nam; đặc biệt, hỗ trợ huy động nguồn lực đầu tư và phát triển các trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Một góc thành phố Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN
Một góc thành phố Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò được giao là cơ quan chủ trì, Bộ trưởng Dũng cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và đối tác quốc tế, thực hiện tốt trách nhiệm điều phối để hoàn thiện Nghị quyết Quốc hội, thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế theo chỉ đạo.

"Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự quyết tâm, đồng lòng của các bộ, ngành, địa phương và sự phối hợp của các đối tác trong và ngoài nước, Trung tâm Tài chính tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng không chỉ là biểu tượng của sự thịnh vượng của Việt Nam mà còn đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu...", Bộ trưởng Dũng kỳ vọng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình thuần hóa cây rừng

Hành trình thuần hóa cây rừng

Thứ quả đỏ thắm sai trĩu cành, tên gọi “đào đông” được những người yêu hoa cảnh săn lùng vào dịp tết, tưởng rằng chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc về với giá khá đắt đỏ hoặc nếu muốn tiết kiệm thì chỉ được chơi loại quả giả nay đã được người dân Sa Pa trồng thành công. Hóa ra trồng đào đông không khó như tưởng tượng.

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

UBND tỉnh vừa có báo cáo về tình hình giảm nghèo tại 10 xã đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (nghèo nhất), trong đó, năm 2024 có 646 hộ dân ở các địa phương này đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo 11,06%, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,54% còn 39,48%.

[Ảnh] Sức sống Trường Sa

[Ảnh] Sức sống Trường Sa

Cũng như người lính ngày đêm kiên cường giữ đảo, những cây xanh trên đảo Trường Sa đã vượt qua ngàn bão tố, phong ba vươn mình đứng thẳng, xanh mát quanh năm.

Gỡ khó chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hộ gia đình

Gỡ khó chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hộ gia đình

Từ năm 2022, UBND tỉnh chỉ đạo tạm thời chưa thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với hộ gia đình, cá nhân tại 7 huyện, thị xã (Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa) bởi có sự chồng chéo về diện tích giữa các chủ rừng, việc kế thừa số liệu trước đó để thực hiện chi trả không đảm bảo theo quy định.

Bảo Yên tích cực thống kê, kiểm đếm hành lang xây dựng tuyến đường dây 500 kV

Bảo Yên tích cực thống kê, kiểm đếm hành lang xây dựng tuyến đường dây 500 kV

Huyện Bảo Yên đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và tích cực triển khai công tác thống kê, kiểm đếm, giải phóng mặt bằng hành lang an toàn tuyến đường dây thuộc Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, với phương châm thực hiện “Làm ngày, làm đêm, không ngày nghỉ” để hoàn thành giải phóng mặt bằng đúng tiến độ đề ra.

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu.

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, thời tiết tại Lào Cai thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện rét đậm, rét hại và mưa lớn. Nhiệt độ giảm xuống 7 - 10℃, vùng núi từ 2 - 5℃, có nơi dưới 0℃ và băng giá đã xuất hiện ở các khu vực Sa Pa, Bát Xát. Để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trong thời gian này, nông dân cần chú ý các biện pháp phòng chống rét.

Cuộc đua với thời gian

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại huyện Bảo Yên: Cuộc đua với thời gian

Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, làm việc bất kể “ngày - đêm, sớm - tối”, chỉ với 3 tuần triển khai, huyện Bảo Yên đã hoàn tất công tác đo đạc, quy chủ, thống kê, đền bù, áp giá, sẵn sàng bàn giao mặt bằng vị trí xây dựng các cột điện Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Nỗ lực khắc phục sự cố tại Nhà máy Thủy điện Nậm Lúc

Nỗ lực khắc phục sự cố tại Nhà máy Thủy điện Nậm Lúc

Trận lũ quét, sạt lở đất cách đây hơn 3 tháng đã san phẳng toàn bộ khu nhà điều hành Nhà máy thủy điện Nậm Lúc khiến 5 cán bộ, nhân viên thiệt mạng, cùng với đó, toàn bộ nhà máy phải tạm dừng hoạt động. Sau sự cố nghiêm trọng, công tác khắc phục hậu quả để đưa nhà máy vận hành trở lại còn rất gian nan.

[Ảnh] Bảo Yên gấp rút bàn giao mặt bằng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

[Ảnh] Bảo Yên gấp rút bàn giao mặt bằng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bảo Yên là 1 trong 2 địa phương của tỉnh Lào Cai có tuyến đường dây 500 kV đi qua, bao gồm 67 vị trí móng cột và hơn 34 km đường dây. Hiện nay, huyện đã hoàn thành công tác thống kê, kiểm đếm vị trí cần giải phóng mặt bằng 67/67 cột thuộc diện tích đất của 118 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng. Công tác đo đạc, kiểm kê đất đai, cây trồng, tài sản vật kiến trúc trên đất để giải phóng hành lang an toàn đường dây đang được huyện Bảo Yên gấp rút triển khai.

Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng

Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), Ngân hàng Thương mại, đơn vị vận chuyển… cung cấp các thông tin liên quan phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế (NNT) và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Do vậy, thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân từ 1/1/2025 là không đúng.

Sản phẩm OCOP ''đón sóng'' thị trường tết

Sản phẩm OCOP ''đón sóng'' thị trường tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh tranh cho giỏ hàng OCOP dịp tết này.

fb yt zl tw