Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Cuộc đua với thời gian

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại huyện Bảo Yên:

Cuộc đua với thời gian

Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, làm việc bất kể “ngày - đêm, sớm - tối”, chỉ với 3 tuần triển khai, huyện Bảo Yên đã hoàn tất công tác đo đạc, quy chủ, thống kê, đền bù, áp giá, sẵn sàng bàn giao mặt bằng vị trí xây dựng các cột điện Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên có chiều dài trên địa bàn tỉnh Lào Cai hơn 49 km, trong đó tại huyện Bảo Yên là 34,02 km qua 7 xã, tổng diện tích đất phải thu hồi để xây dựng 67 vị trí cột lên tới 145.889 m2.

060a4977.jpg
Toàn bộ các điểm xây dựng cột điện 500 kV nằm trên đỉnh đồi, núi cao nên việc di chuyển rất vất vả.

Xuân Thượng là 1 trong 7 xã của huyện Bảo Yên có đường điện cao thế 500 kV đi qua với 17 vị trí xây dựng cột, chỉ đứng sau xã Thượng Hà (19 vị trí). Toàn bộ các điểm xây dựng cột điện 500 kV nằm trên đỉnh đồi, núi cao nên việc di chuyển tới thực địa đo đạc, thống kê, áp giá đền bù giải phóng mặt bằng rất vất vả, nhất là nơi có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở. Vậy nhưng, những ngày cuối tháng 12/2024, không khí làm việc của tổ công tác thuộc Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Bảo Yên vẫn nhịp nhàng, khẩn trương, tận dụng mọi quỹ thời gian để hoàn thành các phần việc.

060a5015.jpg
Những đoạn dốc như bức tường dựng trước mặt.

Tổ công tác làm việc tại xã Xuân Thượng hôm đó gồm Tổ trưởng Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên; bà Hoàng Thị Hồng Tươi, cán bộ địa chính xã Xuân Thượng; Trưởng thôn Là 3 Lương Chí Thanh (nơi dự kiến xây dựng 2 vị trí cột 77 và 78); đại diện 2 hộ dân có liên quan đến phần đất rừng bị thu hồi và 2 cán bộ đại diện cho chủ đầu tư EVN.

060a5156.jpg
Thậm chí phải luồn rừng, mở lối.

Đúng 7 giờ 30 phút, khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C khiến mặt sông Chảy đoạn qua thôn Là 3 bốc hơi như nồi nước sắp sôi thì đoàn công tác bắt đầu cuốc bộ lên đồi cao. Chỉ tay lên ngọn đồi đang bị sương mù che phủ, anh Thanh bảo: “Chúng ta sẽ lên đỉnh kia. Cao đấy. Khoảng hơn tiếng đồng hồ là tới”.

060a5233.jpg
Thống kê một cánh rừng trồng thuộc diện giải phóng mặt bằng.

Đoàn công tác qua mấy vạt quế thì đến đoạn trèo ngược dốc để vượt những nương sắn đến kỳ thu hoạch. Để tránh cho cây sắn nảy mầm, giảm năng suất nên người dân chặt ngang thân cây, cách mặt đất khoảng 20 đến 30 cm. Những thân sắn vát nhọn, tua tủa như bàn chông khiến các thành viên tổ công tác càng phải cẩn thận bội phần, bởi đồi quá dốc, lỡ trượt chân ngã vào thân sắn thì hậu quả thật khó lường.

060a5282.jpg
Anh Hoàng Văn Nguyệt, thôn Là 3 không khỏi tiếc nuối rừng cây đang độ phát triển mạnh song vẫn vui vẻ khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Loáng cái, chị Hoàng Thị Hồng Tươi, cán bộ địa chính xã với dáng người cao, mảnh khảnh đã vượt lên, bỏ xa cả tổ công tác khiến ai cũng tự thấy có thêm động lực ganh đua mà leo nhanh hơn trong tiếng thở hổn hển.

Và rồi sau hơn 1 giờ đồng hồ leo bò, bám víu trên quãng đường có độ dốc dựng như bức tường chúng tôi cũng tới được điểm cần tới, vị trí xây dựng cột điện thứ 77. Đó là rừng quế mới trồng và rừng mỡ tái sinh 7 năm tuổi của hộ anh Hoàng Văn Nguyệt (có diện tích 681 m2) và hộ ông Nông Văn Cứu (có diện tích 393 m2).

Từ buổi khảo sát, đo đạc, xác định mốc giới, khoan thăm dò địa chất, anh Nguyệt và ông Cứu đã cùng cán bộ tới đây vài lần; do được tiếp cận tài liệu, phổ biến quy định, chính sách từ trước nên buổi thống kê cũng thuận lợi, không có thắc mắc. Sau gần 2 giờ đồng hồ rà soát, thống kê, kiểm đếm, tổ công tác, đại diện chủ đầu tư và 2 hộ dân có liên quan cũng đồng thuận, nhất trí cao với biên bản, số liệu tại thực địa.

060a5106.jpg
Nông Văn Cứu có 393 m2 đất trồng quế và mỡ.

Cuối giờ sáng, tại chân đồi, chúng tôi chia tay để trở về trung tâm huyện trong khi tổ công tác tiếp tục mang theo cơm nắm di chuyển đến một vị trí thống kê khác với quyết tâm làm việc thông trưa.

Đúng 21 giờ hôm đó, theo hẹn trước, chúng tôi có mặt tại nhà C, Trung tâm Hành chính huyện Bảo Yên để phản ánh không khí làm việc của các tổ công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây tải điện 500 kV huyện Bảo Yên.

060a5324.jpg
Một phần diện tích người dân đang trồng sắn có giá trị kinh tế không cao nên chuyển sang trồng quế.

Ngoài thành viên các tổ công tác thực địa, UBND huyện Bảo Yên còn trưng tập cán bộ Ban Quản lý dự án huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện hỗ trợ, tập trung tại Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý số liệu do 4 tổ công tác gửi về hằng ngày.

Ông Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường cho hay, do huyện có tới 67 điểm xây dựng chân cột, diện tích thống kê lên đến 14,58 ha tại 7 xã nên phải chia 4 tổ công tác để “chạy đua với thời gian”. Các cán bộ làm việc với tinh thần “không xong, không nghỉ”, bởi vậy mà có những buổi làm việc ngoài giờ hành chính kéo dài đến gần sáng.

060a5100.jpg
Việc thống kê, kiểm đếm tại hiện trường được thực hiện thông trưa.

Lật giở nhật trình công tác, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho hay, đây là lần giải phóng mặt bằng “khẩn trương nhất trong lịch sử” của huyện Bảo Yên những năm gần đây. Thể hiện qua các mốc thời gian: ngày 11/12/2024, UBND huyện Bảo Yên tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan của huyện và đại diện chủ đầu tư.

Ngày 13/12/2024, huyện ban hành quyết định thành lập hội đồng và tổ giúp việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án.

060a4707.jpg
Và việc áp giá tới tận đêm.

Ngày 21/12/2024, sau khi tiếp nhận vị trí (tạm giao) từ chủ đầu tư, các tổ giúp việc của Hội đồng giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện thống kê, kiểm đếm tại các vị trí mốc cột.

Ngày 30/12/2024, hoàn thành việc thống kê, áp giá 67/67 vị trí cột với tổng diện tích 14,58 ha; có 125 hộ dân (trong đó 1 hộ phải di chuyển chỗ ở), 2 tổ chức bị ảnh hưởng; tổng kinh phí bồi thường dự kiến hơn 8 tỷ đồng.

Dự kiến việc chi trả tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trên thực địa cho chủ đầu tư hoàn thành trước 20/1/2025.

060a4722.jpg
Huyện Bảo Yên huy động 5 cơ quan tham gia các tổ giúp việc Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng đường dây 500 kV của huyện.

Khi chúng tôi viết bài này, qua điện thoại được biết, phía chủ đầu tư chưa chính thức giao vị trí, mốc giới, hành lang tuyến ảnh hưởng của đường dây nhưng căn cứ thông tin khảo sát, từ những ngày đầu tháng 1/2025, huyện Bảo Yên đã triển khai các phần việc, như: chuẩn bị mặt bằng tái định cư, nắm sơ bộ hiện trạng và bước đầu tâm lý cho các hộ dân khu vực tuyến đường dây đi qua.

060a4797.jpg
Đối chiếu, rà soát hồ sơ với bản đồ vệ tinh GPS.

Yêu cầu đặt ra của tỉnh là trong tháng 2/2025, các địa phương sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng (vị trí xây dựng cột, tuyến hành lang an toàn đường dây, đường công vụ thi công) cho chủ đầu tư để tổ chức thi công, với tổng diện tích lên tới hơn 100 ha. Thêm một mốc thời gian cận kề, song với cách làm chủ động, linh hoạt, khẩn trương không kể “ngày - đêm, sớm - tối” như thời gian vừa qua, huyện Bảo Yên đang tiếp tục “chạy đua với thời gian” quyết tâm hoàn thành trước thời hạn mà tỉnh giao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Để đảm bảo hoàn thiện toàn bộ dự án đồng bộ với đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đơn vị thi công gói thầu Trạm biến áp 500kV Lào Cai đang tập trung nhân lực, phương tiện thi công đồng loạt các hạng mục.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw