Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Mùa khô ở Sàng Ma Sáo, những triền ruộng bậc thang phủ một màu xám bạc, dòng suối Nậm Pẻn trong vắt, nhìn rõ sỏi đá. Cùng cán bộ xã đi một vòng từ Làng Mới đến Mà Mù Sử, Nậm Pẻn, Ky Quan San… nhìn dấu vết những căn nhà bị vùi lấp, những vết sạt nhằng nhịt trên đỉnh núi, những thửa ruộng bậc thang bị xé nát, chúng tôi cảm nhận được sự tàn phá của hoàn lưu bão cách đây vài tháng đối với mảnh đất này ghê gớm đến nhường nào.

0.jpg

Theo báo cáo của UBND xã, đợt mưa lũ vừa qua đã khiến 22 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 5 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 17 nhà bị hư hỏng từ 30% - 70%, ước trị giá thiệt hại là gần 2,9 tỷ đồng, 268 hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở với 1.607 khẩu.

Ngay sau thiên tai, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc, huy động mọi nguồn lực tập trung tìm đất dựng lại nhà cho dân, khẩn trương khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho bà con. Đồng chí Vương Mạnh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Sàng Ma Sáo cho biết: Phần lớn diện tích tự nhiên của xã là núi cao, địa hình chia cắt, vì vậy việc tìm kiếm mặt bằng làm nhà cho người dân, đặc biệt là khu đất rộng để xây dựng khu tái định cư tập trung rất khó khăn.

1-5095.jpg

Từ tình hình thực tế và nguyện vọng của bà con, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều cách làm sáng tạo để chăm lo chỗ ở cho người dân bị ảnh hưởng sau mưa lũ.

Đối với các hộ mong muốn được tái định cư tại chỗ, nếu bà con tự tìm mua được vị trí đất phù hợp, UBND xã sẽ chỉ đạo cán bộ rà soát quy hoạch, hoàn thiện thủ tục cần thiết để khởi công nhà sớm nhất.

Nếu người dân tìm mua được vị trí ở thôn khác phù hợp với quy hoạch đất ở, chính quyền địa phương cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời tuyên truyền, vận động chủ hộ sử dụng đất thỏa thuận mức giá phù hợp, không lợi dụng tình hình gây khó khăn cho bà con.

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, đến nay nhiều hộ dân bị thiệt hại nhà ở do mưa lũ đã xây dựng xong nhà mới.

5.jpg

Đón chúng tôi trong căn nhà mới, ông Lý A Giào, thôn Làng Mới giới thiệu căn nhà này là ông tự thiết kế, mảnh đất này nhìn ra triền ruộng bậc thang thoáng mát nên phải mở nhiều cửa sổ để đón gió. Mấy hôm nay, ông Giào tự làm bộ cửa bằng gỗ tốt chuẩn bị lắp cho căn nhà cấp 4 mới xây.

Ông Giào bảo: Số gỗ này gia đình để dành lâu lắm rồi định dựng nhà ở nhưng đợt mưa lũ vừa qua cuốn trôi gần hết, căn nhà cũ cũng sập đổ hoàn toàn. Sau lũ, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình đã di chuyển ra vị trí hiện nay để làm nhà. Phải xa thôn cũ - nơi đã gắn bó hàng chục năm, ông Giào cũng có chút bùi ngùi nhưng từ nay sẽ không còn phải lo nơm nớp mỗi khi mùa mưa đến.

3-8014.jpg

Cùng trên dải đất của gia đình ông Giào có 5 căn nhà của các hộ dân bị sập đổ hoàn toàn và nhà trong vùng nguy cơ sạt lở di chuyển về đây cũng đang gấp rút hoàn thiện. Đội thợ thi công căn nhà của gia đình anh Sùng A Chư đang làm việc xuyên trưa lợp mái và hoàn thiện để gia đình kịp đón tết Nguyên đán trong căn nhà mới.

Anh Chư cho biết, căn nhà cũ của gia đình cách đây 3 km nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, vì vậy gia đình đã tìm vị trí mới dựng nhà để yên tâm sinh sống. Cùng với khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước, gia đình vay thêm ngân hàng làm căn nhà gần 500 triệu đồng.

Đứng trước sân nhà nhìn ra không gian thoáng đãng, trước mặt là trục đường chính từ Mường Hum qua Sàng Ma Sáo đi Dền Sáng, Y Tý. Anh Chư bảo, ai đến thăm cũng khen vị trí nhà này đẹp làm mình cũng vui lây, hy vọng cả gia đình sẽ sinh sống ổn định, phát triển kinh tế khấm khá hơn.

Ở thôn Ky Quan San, nơi có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, dấu vết của trận lũ lịch sử vẫn hiện rõ trên từng gốc cây, ngọn cỏ.

4-2039.jpg

Anh Sùng A Chu, Trưởng thôn Ky Quan San chia sẻ, trận mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân, trong đó có 1 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 3 hộ bị hư hỏng 70%, 58 hộ hiện sống trong khu vực nguy cơ sạt lở cao. Nhiều người dân có nguyện vọng được tái định cư tại chỗ để gần anh em, họ hàng và gần đất sản xuất của gia đình nên thôn đã vận động hộ dân nào có đất rộng có thể làm nhà được thì sang nhượng lại cho những hộ có nhu cầu. Với sự đoàn kết, sẻ chia của bà con trong thôn, nhiều căn nhà mới đã được dựng lên.

Trong căn nhà còn thơm mùi gỗ, ông Sùng A Lềnh cho biết, căn nhà cũ đã bị vùi lấp hoàn toàn, may mắn là cả gia đình đều an toàn. Sau lũ, gia đình được một hộ dân trong thôn nhượng lại mảnh đất nhỏ gần nhà văn hóa thôn để dựng nhà. Hơn 3 tháng qua, bà con trong thôn hỗ trợ nơi ở tạm, giúp đỡ nhiều ngày công san đất, dựng nhà, lợp mái.

Sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào các dân tộc ở khắp các thôn, bản đã giúp công cuộc tìm nơi ở mới, sắp xếp dân cư trên địa bàn thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, dự án điểm dân cư tại thôn Mà Mù Sử 1 (15 ha) do Bộ Quốc phòng hỗ trợ kinh phí xây dựng đang triển khai cũng được người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng để đơn vị thi công có thể khởi công ngay sau tết Nguyên đán. Sau khi hoàn thành, nơi đây sẽ có thể bố trí tái định cư cho hơn 60 hộ dân bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 của xã Sàng Ma Sáo và các xã lân cận.

Đồng chí Vương Mạnh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Sàng Ma Sáo

Những khó khăn trong công tác tái định cư cho người dân vùng lũ dần được tháo gỡ, cả hệ thống chính trị đang nỗ lực để bà con có nơi ở mới tốt hơn, an toàn hơn, yên tâm phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, thời tiết tại Lào Cai thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện rét đậm, rét hại và mưa lớn. Nhiệt độ giảm xuống 7 - 10℃, vùng núi từ 2 - 5℃, có nơi dưới 0℃ và băng giá đã xuất hiện ở các khu vực Sa Pa, Bát Xát. Để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trong thời gian này, nông dân cần chú ý các biện pháp phòng chống rét.

Những triệu phú vùng cao

Những triệu phú vùng cao

Nhờ chính sách hỗ trợ và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã xuất hiện nhiều triệu phú, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

Ở mảnh đất biên cương Si Ma Cai, nơi in dấu bước chân ngựa Thần, người dân đang không ngừng vươn lên, thay đổi cuộc sống từ chính đôi tay cần mẫn, biến núi đồi hoang sơ thành những vườn cây ăn quả ôn đới trĩu quả.

Tân An khởi sắc

Tân An khởi sắc

Trong tiết trời giá buốt của ngày đông, xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi về Tân An - xã “cửa ngõ” phía đông nam huyện Văn Bàn. Sau hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, mầm xanh bật dậy bên những bãi bồi ven sông, trên đồi quế trải dài tít tắp tỏa hương ngào ngạt cho khách qua đường cảm nhận được miền quê trù phú, ấm êm trong không khí tết cận kề…

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa được triển khai hiệu quả đã tạo bước ngoặt trong tư duy sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Bắc Hà. Từ sản xuất nhỏ lẻ, huyện Bắc Hà đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Say mê kể chuyện về những đàn ong mật cần mẫn, nông dân Cao Văn Chiến, thôn Nậm Dù, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nhớ như in hành trình băng rừng, dò từng khe đá tìm tổ ong tự nhiên lấy mật đầy vất vả, nguy hiểm đến quyết tâm thuần hóa đưa ong về nuôi trong vườn nhà và gây dựng thành công thương hiệu mật ong núi đá, mang nghề mới cho người dân trong xã thu tiền tỷ mỗi năm.

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

fb yt zl tw