Giải bài toán giảm nghèo tại Nậm Xây

LCĐT - Cách trung tâm huyện Văn Bàn 35 km, Nậm Xây là xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 17.000 ha, gồm 6 thôn, bản với gần 3.000 nhân khẩu, 4 dân tộc cùng sinh sống. Tính đến hết năm 2020, xã còn 20,7% hộ nghèo, 7% hộ cận nghèo.

Để tới Mà Sa Phìn, thôn cách trung tâm xã Nậm Xây 15 km, chúng tôi phải di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ qua đường núi gập ghềnh, đá lởm chởm. Mà Sa Phìn có 133 hộ, gần 100% là đồng bào dân tộc Mông. Từng có một thời gian dài ở đây nổi lên nạn khai thác vàng trái phép, hậu quả là nhiều người mắc tệ nạn xã hội, cuộc sống của người dân trong thôn rất khó khăn. Bà Cù Thị Xuân, Trưởng thôn Mà Sa Phìn cho biết: Cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng một số người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bà Xuân nhớ lại những lần mình phải đến từng nhà vận động thực hiện các chính sách hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số hộ thậm chí từ chối tham gia. Hết năm 2020, Mà Sa Phìn còn 39 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo.

Giải bài toán giảm nghèo tại Nậm Xây ảnh 1
Tuyên truyền mô hình giảm nghèo tại Nậm Xây.

Thời gian qua, nhiều giải pháp giảm nghèo được thực hiện tại Nậm Xây nhưng hầu hết hiệu quả không cao. Là vùng đất có địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, khe suối, xã thiếu mặt bằng xây dựng các công trình và phát triển sản xuất hàng hóa. Nậm Xây có tới 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, sinh sống không tập trung. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng sản phẩm khó tiêu thụ, giá bán thấp, đường đến các thôn, bản vẫn còn khó khăn, hệ lụy từ khai thác vàng đã trở thành những yếu tố “giữ” cái nghèo ở lại.

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế thuần nông của Nậm Xây thật khó để nhận ra điểm nhấn. Xã chưa có mô hình phát triển kinh tế nổi bật. Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã triển khai một số giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động người dân tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích chăn nuôi gia súc, gia cầm, cải thiện đời sống. Năm 2020, lần đầu tiên Nậm Xây sản xuất lúa nếp bản địa với 25 ha, bước đầu đạt hiệu quả. Hiện xã có 36 hộ tham gia trồng cây sặt thuộc dự án GREAT của Chính phủ Australia hỗ trợ. Ngoài ra, năm 2019, UBND huyện triển khai dự án trồng cây đào và cây mận tại xã Nậm Xây, người dân được hỗ trợ cây giống và 80% phân bón. Có 14 hộ nghèo, cận nghèo tham gia dự án, trồng được 3,6 ha mận và 2,4 ha đào. Hội Nông dân tỉnh cũng hỗ trợ xã 200 cây lê giống.

Ông Lê Lưu Luận, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nậm Xây cho biết: Trong thời gian tới, xã tiếp tục đề nghị huyện bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tại 3 khu vực. Cụ thể, thôn Mà Sa Phìn phát triển cây ăn quả ôn đới và du lịch sinh thái; thôn Giàng Dúa Chải và thôn Phù Lá Ngài phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng măng; các thôn Nậm Van, Nà Hằm, Phiêng Đoóng thâm canh lúa đặc sản và trồng rừng kinh tế.

Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã Nậm Xây đạt 23,4 triệu đồng. Đây tuy là tín hiệu vui nhưng công tác giảm nghèo của xã vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền và quan trọng nhất là thay đổi tư duy của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

fb yt zl tw