Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Dark Turquois Modern Travel Instagram Feed Ad.jpg
Các khu dân cư được sắp xếp, người dân đã sinh sống ổn định.

Bên căn nhà mới xây, ông Nguyễn Văn Vững, thôn Cầu Xum, xã Thái Niên (Bảo Thắng) tâm sự: Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, gia đình tôi có điều kiện chuyển khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. 2 năm qua, gia đình đã có cuộc sống ổn định hơn tại thôn Cầu Xum, không còn lo sợ nguy hiểm rình rập mỗi khi mùa mưa tới.

Không chỉ gia đình ông Nguyễn Văn Vững, tại khu sắp xếp dân cư ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai, nguy hiểm của xã Thái Niên còn có hơn 30 hộ chuyển về. Ông Vũ Văn Biển, Bí thư Chi bộ thôn Cầu Xum cho biết: Các hộ chuyển về nơi ở mới cảm thấy rất yên tâm, bởi trước đây nhà của họ nằm trong vùng nguy hiểm, đặc biệt là không có điện thắp sáng. Nơi ở mới có đầy đủ hạ tầng thiết yếu giúp bà con ổn định cuộc sống, yên tâm tập trung phát triển kinh tế.

Khu sắp xếp dân cư thôn Cầu Xum được đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh về sắp xếp dân cư thiên tai, đặc biệt khó khăn, trong đó khu dân cư được đầu tư mặt bằng, đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện, nhà văn hóa thôn, nhà lớp học điểm trường và hỗ trợ kinh phí di chuyển nhà ở cho các hộ; tổng kinh phí hơn 13,3 tỷ đồng.

Blue Summer Travel Promotion Poster.jpg
Các khu sắp xếp dân cư được đầu tư đồng bộ về điện, đường.

Gia đình anh Đặng Văn Sĩ (thôn Cam 3, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên) thuộc diện nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở núi. Ngôi nhà mới của anh Sĩ hiện được bố trí ở vị trí an toàn. Đưa tay chỉ về khe núi có vệt nứt lớn, anh Sĩ bảo đó là nơi ở cũ của gia đình. Mỗi khi mùa mưa đến, gia đình anh và một số hộ ở dưới khe núi luôn nơm nớp lo sợ, những ngày mưa to, tất cả bảo nhau ra khỏi nhà đi trú nhờ vì lo sạt lở. Giờ thì nỗi lo đó đã lùi xa, bởi nơi ở mới nằm trong vùng an toàn, giao thông thuận tiện, các hạ tầng thiết yếu được đầu tư đồng bộ.

Tại khu sắp xếp dân cư thôn Cam 3, xã Cam Cọn có 26 hộ đã chuyển về sinh sống ổn định. Khu sắp xếp dân cư thôn Cam 3 được triển khai theo quyết định của UBND tỉnh về di dân khẩn cấp nội thôn ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm, với đầu tư mặt bằng, hệ thống điện, đường giao thông, công trình cấp nước và hỗ trợ các hộ di chuyển về nơi ở mới…

DSC_1963.JPG
Thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm.

Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đơn vị thực hiện nhiều dự án sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh - các điểm dân cư mới có kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cơ sở giáo dục, y tế tốt hơn nơi ở cũ; nhiều điểm dân cư phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Có thể kể đến các điểm bố trí như Dự án bố trí sắp xếp dân cư biên giới thôn Choán Ván - Sả Hồ, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (quy mô 82 hộ); Dự án bố trí sắp xếp dân cư thiên tai, đặc biệt khó khăn thôn Cầu Xum, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng (32 hộ); Dự án di dân khẩn cấp nội thôn ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm thôn Cam 3, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên (26 hộ); Dự án ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm thôn Đồi Tre (Nả Án), xã Mường Vi, huyện Bát Xát (73 hộ)...

Ông Nguyễn Hữu Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 2.525 hộ cần được sắp xếp ổn định, trong đó sắp xếp ổn định tại chỗ và xen ghép chiếm 63%, sắp xếp tập trung chiếm 37%. Năm 2024, theo Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ, Lào Cai sẽ sắp xếp ổn định 473 hộ xen ghép; theo Quyết định số 590 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh sắp xếp ổn định 613 hộ (sắp xếp tập trung 341 hộ, sắp xếp xen ghép 138 hộ, ổn định tại chỗ 134 hộ). Tổng kế hoạch 2 chương trình sắp xếp dân cư là 1.086 hộ. Mặc dù Lào Cai đã đưa được nhiều hộ ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm nhưng số lượng hộ cần di chuyển vẫn còn nhiều, bởi đặc thù địa hình núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh, cùng với thời tiết hằng năm diễn biến phức tạp, thường xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nên phát sinh nhiều hộ trong vùng nguy hiểm phải di chuyển khẩn cấp.

Ông Nguyễn Hữu Trường cho biết thêm, trong quá trình sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm vẫn có những khó khăn, đó là: Kinh phí hỗ trợ di chuyển cho các hộ; sự phối hợp, vào cuộc của các chính quyền địa phương trong vấn đề mặt bằng, quỹ đất, điều chỉnh quy hoạch đất để người dân sớm di chuyển và ổn định cuộc sống...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw