Xung đột khiến sự phát triển con người ở Gaza chậm lại nhiều năm

Báo cáo mới do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Tây Á (ESCWA) công bố ngày 2/5 lưu ý sự phát triển của con người ở Gaza có thể sẽ bị kéo lùi 44 năm nếu cuộc chiến hiện tại tiếp tục kéo dài sang tháng thứ 9 liên tiếp.

Xung đột kéo dài để lại những tác động khủng khiếp tới cuộc sống người dân Gaza.
Xung đột kéo dài để lại những tác động khủng khiếp tới cuộc sống người dân Gaza.

Trong báo cáo chung công bố ngày 2/5, UNDP và ESCWA ước tính chỉ sau 6 tháng xung đột, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Gaza sẽ giảm xuống 0,598, kéo lùi 33 năm về phát triển con người. Tới mốc sau 7 tháng, chỉ số này sẽ tiếp tục giảm xuống 0,582, lùi lại 37 năm. Nếu xung đột kéo dài sang tháng thứ 9, 44 năm tiến bộ sẽ bị xóa bỏ, đưa Dải Gaza quay trở lại mức của năm 1980.

Đối với toàn bộ các vùng lãnh thổ của Palestine, sau 6 tháng xung đột, sự phát triển của con người sẽ bị lùi lại 17 năm. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, sau 9 tháng, hơn 20 năm tiến bộ sẽ bị xóa bỏ.

Khi chiến tranh bước sang tháng thứ 7, tỷ lệ nghèo đói ở Palestine sẽ lên tới 58,4%, đẩy thêm gần 1,74 triệu người vào cảnh nghèo đói. Không dừng lại ở đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Palestine cũng sẽ giảm 26,9%, tương ứng với khoản thiệt hại 7,1 tỷ USD so với mức cơ bản không có chiến tranh vào năm 2023.

Trong kịch bản chiến tranh kéo dài 9 tháng, tỷ lệ nghèo đói ước tính nâng lên mức 60,7%, gấp 2,25 lần so với trước chiến tranh, đồng nghĩa với việc có thêm hơn 1,86 triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo đói.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ thất nghiệp trên khắp Palestine có thể lên tới 46,7% sau 7 tháng chiến tranh, so với tỷ lệ 25,7% trước chiến tranh. Trước khi xung đột xảy ra, Gaza đã phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 45%, trong đó thanh niên thất nghiệp ở mức gần 60%.

Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner cảnh báo, cứ mỗi ngày trôi qua, xung đột sẽ gây ra những tổn thất to lớn và phức tạp cho người dân Gaza và tất cả người dân Palestine, ở hiện tại cũng như trung và dài hạn. “So với đánh giá sơ bộ của chúng tôi, những số liệu mới cho thấy, nỗi thống khổ của người dân Gaza sẽ không chấm dứt, chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn… Thiệt hại về người và vật chất ở mức chưa từng có, cùng tỷ lệ nghèo đói gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn như vậy sẽ gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, cũng như tác động tiêu cực đến tương lai của các thế hệ mai sau” – ông Steiner nói.

Báo cáo do UNDP và ESCWA công bố ngày 2/5 có tựa đề “Chiến tranh Gaza: Dự báo tác động kinh tế xã hội đối với Nhà nước Palestine” là bản cập nhật đánh giá nhanh ban đầu chung của 2 tổ chức này vốn từng được công bố hồi tháng 11/2023. Báo cáo đưa ra đánh giá về những tác động sau 6 tháng xung đột ở Gaza, với các dự báo cho các kịch bản xung đột kéo dài tới tháng thứ 9 liên tiếp.

Bản báo cáo cập nhật của UNDP và ESCWA bổ sung cho kết quả đánh giá thiệt hại tạm thời do Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc phối hợp công bố gần đây, trong đó chỉ ra thiệt hại trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng của Gaza tính đến tháng 1/2024 lên tới khoảng 18,5 tỷ USD, tương đương với 97 % tổng GDP của Palestine vào năm 2022.

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Hai năm sau khi vọt lên ở mức 8 - 9%, lạm phát ở Mỹ và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2% trong khi các nước đang phát triển cũng ghi nhận lạm phát giảm mạnh.

Khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79: Hàn gắn một thế giới bị chia rẽ

Khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79: Hàn gắn một thế giới bị chia rẽ

Khoá họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khai mạc hôm nay (10/9) tại thành phố New York, Mỹ, với chủ đề “Đoàn kết và đa dạng để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững và nhân phẩm ở mọi nơi và cho tất cả mọi người”. Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy các hành động chung toàn cầu và hàn gắn một thế giới bị chia rẽ.

Philippines có thể chuẩn bị đón 2 cơn bão mới

Philippines có thể chuẩn bị đón 2 cơn bão mới

Cơ quan Quản lý thiên văn và Địa vật lý khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết đang theo dõi chặt chẽ hai nhiễu động thời tiết có thể tiến vào Khu vực theo dõi (PAR) của nước này trong 2 tuần tới. Hiện Philippines vẫn đang tiếp tục khắc phục hậu quả do cơn bão Yagi quét qua, gây ngập lụt trên diện rộng.

NATO cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine

NATO cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 5/9 khẳng định sẽ duy trì hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, dù không thể đảm bảo chắc chắn về viện trợ quân sự. 

Tổng thống Pháp Macron chỉ định ông Michel Barnier làm Thủ tướng mới

Tổng thống Pháp Macron chỉ định ông Michel Barnier làm Thủ tướng mới

Sau 3 vòng tham vấn chính trị, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron, ngày 5/9, đã chỉ định ông Michel Barnier, nguyên Trưởng đoàn đàm phán thoả thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) làm Thủ tướng mới của Pháp, tạm thời chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 2 tháng kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu tháng 7/2024.

fbytzltw