Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhóm phóng viên Báo Lào Cai đã nhanh chóng có mặt tại địa phương để tiếp cận hiện trường. Đứng tại thôn Nà Nheo, xã Khánh Yên Hạ, bằng mắt thường cũng nhìn thấy khói bốc lên và ngày càng lan rộng từ đỉnh núi phía xa.

z5397429308389_d1c484aed85b3e1b0d55e6df7e8b0dd1.jpg
Vị trí xuất hiện điểm cháy.

Qua phần mềm theo dõi Hotspot LCA , điểm cháy đã được xác định tại Tiểu khu 513. Ngay lập tức, các lực lượng phân công nhiệm vụ, chia thành từng nhóm để tiếp cận điểm cháy từ nhiều hướng khác nhau. Nhóm phóng viên tham gia cùng mũi tiếp cận thứ 3 do đồng chí Lương Văn Minh, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn chỉ huy.

Vì phải chuẩn bị công tác “hậu cần”, nhóm chúng tôi xuất phát cuối cùng. Các thành viên trong nhóm phân công nhiệm vụ, chuẩn bị các nhu yếu phẩm như lương khô, mì tôm, nước uống, đèn pin, túi ngủ... bởi các nhóm đã tiếp cận trước đó chưa kịp chuẩn bị do tình huống khẩn cấp. Không ai bảo ai, mỗi người một việc. Ngay sau khi những chiếc ba lô được xếp đầy đồ đạc, nhóm chúng tôi xuất phát từ chốt phụ được lực lượng chuyên ngành “đánh dấu” là chốt tại trại cá. Đây là cung đường ngắn nhất, nhanh nhất để có thể tiếp cận địa điểm xảy ra cháy nhưng cũng là cung đường dốc nhất.

z5397650817528_d19e71f39016cbdef78804b91a984222.jpg
Phát đường băng cản lửa.

Thời điểm xuất hiện đám cháy, trên địa bàn huyện Văn Bàn có nắng, nhiệt độ ngoài trời ghi nhận khoảng 38 - 39o C, “gió Lào” với đặc tính khô, nóng thổi rất mạnh. Không có sóng điện thoại, sốt ruột, anh Lương Văn Minh liên tục kết nối từ bộ đàm với 2 nhóm đã xuất phát trước đó để ghi nhận tình hình. Anh Minh gọi: “Duy ơi! Giang ơi! Đã nhóm nào tiếp cận được đám cháy chưa? Tình hình cháy thế nào rồi? Báo cáo ngay để có phương án huy động lực lượng”.

Từ bộ đàm, những tiếng rè rè lẫn tiếng gió và do sóng yếu, vang lên những âm thanh ngắt quãng. Thông tin ban đầu ghi nhận được là đám cháy xuất hiện tại Tiểu khu 513 thuộc địa phận quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn. Vị trí xuất hiện đám cháy có thảm thực bì dày, âm ỉ cháy và có nhiều nguy cơ bùng lên dữ dội vào bất cứ thời điểm nào.

z5397651552661_e561a42f9d7abc5e3ad40b02708fbf52.jpg
Điểm cháy có thể bùng phát bởi gió lớn.

Nhận được những thông tin “nóng” hơn lửa đốt, các thành viên trong nhóm tăng tốc, nỗ lực tiếp cận đám cháy sớm nhất có thể.

Khoảng 15 giờ, từ bộ đàm phát ra những tiếng rè rè quen thuộc, sau đó là những thanh âm báo cáo gấp gáp: “Alo! Alo! Em là Giang! Nhóm đã tiếp cận được địa điểm xảy ra đám cháy. Lửa cháy chủ yếu tại lớp thực bì. Anh em đang nỗ lực thực hiện các biện pháp dập lửa”.

Nhận được thông tin, anh Lương Văn Minh chỉ đạo qua bộ đàm: “Alo! Giang ơi, có nghe được không? Xem tình hình cháy ra sao, tiến hành phát đường băng cản lửa, nếu cần thiết thì đốt cháy từ hướng ngược lại để khống chế. Lưu ý đảm bảo an toàn cho lực lượng chữa cháy".

z5397650785232_1ecbeae3d8ab788c2dbcecee7b49cdc9.jpg
Kiểm lâm viên Nguyễn Huy Hoàng theo dõi điểm cháy sau khi được xử lý.

Tiếp đó không lâu, mũi thứ 2 thông báo đã tiếp cận được đám cháy ở phía đỉnh núi đối diện. Nhóm nhanh chóng leo lên phía đỉnh cao nhất để ghi nhận tình hình xảy ra đám cháy, sau đó tham gia phát đường băng cản lửa và dập tắt những điểm cháy âm ỉ trong đám thực bì. Các nhóm nhận được yêu cầu từ anh Minh, báo cáo chi tiết tọa độ của từng nhóm và có phương án “khoanh vùng” đám cháy.

Sau gần 3 tiếng đồng hồ di chuyển từ điểm xuất phát, chúng tôi bắt đầu ngửi thấy mùi khói, mùi cỏ mục. Một thành viên trong nhóm cất tiếng “Húuuuu”, rồi nghe tiếng trả lời từ không xa. Di chuyển thêm khoảng 10 phút, những thảm cỏ, gốc gỗ mục cháy đen hiện ra trước mắt. Dưới mặt đất, tàn tro vẫn còn nóng.

Nhóm chúng tôi gặp anh Nguyễn Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, Trưởng nhóm đầu tiên tiếp cận đám cháy. Anh Giang báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy và công tác khoanh vùng, dập lửa. Các thành viên trong nhóm nhanh chóng tản ra các điểm đang cháy, cùng phát đường băng, dùng đất để vùi, dập lửa và những tàn tro vẫn đang âm ỉ nằm sâu dưới lớp thực bì nghi ngút khói.

Anh Giang thở phào nói: Muộn 30 phút nữa là không kịp để cứu quần thể pơ mu này. Đây là địa điểm tập trung rất nhiều cây pơ mu tái sinh, là nơi có quần thể pơ pu lớn nhất huyện Văn Bàn.

z5397650790725_f8796b53fa1abb6f351bd2475e88bde3.jpg
z5397429325381_da75f7d54b21b6c262eaf0e7903e197d.jpg
z5397429311165_6ad6be638ab2a2e1586f43eb4a808648.jpg
Tiến hành dập lửa.

Vị trí xảy ra đám cháy chủ yếu là lau lách, cây bụi, những cây gỗ mục. Tiếp giáp với đó là khu vực rừng phòng hộ, nơi có quần thể pơ mu tái sinh đang vươn cao.

Khoảng 18 giờ cùng ngày, hơn 30 thành viên của lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy. Một số điểm vẫn cháy âm ỉ nhưng nằm trong khu vực đã phát đường băng cản lửa nên không còn quá lo ngại.

z5397650814687_eccac567c39994ddcdfafc9b700187aa.jpg
Điểm cháy đã được khống chế.

Mặt trời dần lặn xuống, trong bóng tối, những đám tro tàn vẫn tiềm ẩn trong đó những nguy cơ bùng phát trở lại. Những “người lính” giữ rừng duy trì 2/3 lực lượng tại khu vực xảy ra đám cháy để “canh lửa”.

Khoảng 19 giờ 30 phút, gió lớn nổi lên dữ dội, cành cây khô, gỗ mục bay ào ào. Giữa cơn dông, sấm sét nổi lên đùng đoàng, thế nhưng lớn hơn cả những nỗi sợ về dông lốc đang tới gần, những “người lính” giữ rừng yên tâm thở phào nhẹ nhõm.

Trong tiếng gió ào ào của đại ngàn, ai đó cất tiếng: “Mưa rồi! Hy vọng nốt đêm nay mưa xuống thì rừng không cháy nữa...”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dành được 680.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7 tới

Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV: Dành được 680.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7 tới

Ngày 20/5, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 do Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày.

Hơn 4.800 trường hợp được sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Hơn 4.800 trường hợp được sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Theo báo cáo từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Lào Cai, trong 5 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 4.802 trường hợp được sàng lọc trước sinh, sơ sinh, trong đó đã phát hiện 245 trường hợp nguy cơ cao bị bệnh đã được quản lý, theo dõi, tư vấn.

Nhiều tiện ích từ "hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0"

Nhiều tiện ích từ "hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0"

Theo thống kê, hiện hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI

Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI

“Sau đột quỵ, nhiều người bệnh có thể hồi phục nhưng rất khó khăn trong thực hiện những điều cơ bản như cầm bát cơm hay vệ sinh cá nhân, chưa nói đến hồi phục chất lượng cuộc sống như trước đó. Vì vậy, việc ứng dụng các thiết bị thông minh sẽ nâng cao hiệu quả hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ nói riêng và các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng vận động nói chung”, PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ.

Đuối nước trẻ em - nguy cơ thường trực khi hè đến

Đuối nước trẻ em - nguy cơ thường trực khi hè đến

Mới đầu hè nhưng gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em tại các tỉnh, thành phố. Dù đã có nhiều cảnh báo từ phía nhà trường, chính quyền địa phương nhưng do sự lơ là, chủ quan, bất cẩn… đã dẫn đến những vụ việc đau lòng. Do đó, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị, quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, giám sát từ chính mỗi gia đình.

fb yt zl tw