Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán BHYT, người bệnh trong cùng một lần đến khám tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm chuyên khoa khác

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo đó, Thông tư 39 đã bổ sung quy định xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể.

Theo Thông tư, trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại khoa khám bệnh sau đó được chỉ định vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì việc thanh toán tiền khám bệnh thực hiện theo quy định.

Trường hợp không đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh nhưng đến khám bệnh và vào điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng theo yêu cầu chuyên môn thì không thanh toán tiền khám bệnh.

Thông tư 39 đã bổ sung quy định xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh BHYT trong một số trường hợp cụ thể.
Thông tư 39 đã bổ sung quy định xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh BHYT trong một số trường hợp cụ thể.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng, người đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh và khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh. Việc tính số lần khám bệnh, mức giá thực hiện theo quy định.

Theo ThS Vũ Nữ Anh - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Thông tư 39 đã bổ sung khái niệm "Một lượt khám bệnh, chữa bệnh được xác định là một lần khám ngoại trú hoặc một đợt điều trị (điều trị ngoại trú hoặc điều trị ban ngày hoặc điều trị nội trú). Số ngày của một lượt khám bệnh, chữa bệnh do người hành nghề quyết định dựa trên tình trạng bệnh của người bệnh".

Thông tư 39 nêu rõ, trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày, phải tiếp tục khám bệnh trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 02 chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.

Ví dụ 1: Người bệnh A được khám chuyên khoa nội, sau đó được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa ngoại, thì giá khám chuyên khoa ngoại (khám lần 2) được tính bằng 30% mức giá của khám lần 1 (chuyên khoa nội).

Ví dụ 2: Người bệnh A được khám chuyên khoa nội thần kinh, sau đó được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa ngoại thần kinh, thì giá khám chuyên khoa ngoại thần kinh (khám lần 2) được tính bằng 30% mức giá của khám lần 1 (chuyên khoa nội thần kinh).

Ví dụ 3: Người bệnh A khám chuyên khoa nội tim mạch, sau đó được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa nội tiêu hoá, thì giá khám chuyên khoa nội tiêu hóa (khám lần 2) được tính bằng 30% mức giá của khám lần 1 (chuyên khoa nội tim mạch).

Ví dụ 4: Người bệnh A được khám chuyên khoa tai mũi họng, sau đó được chỉ định khám chuyên sâu về thính học (khám tiền đình/ tai trong), thì giá khám chuyên sâu về thính học (khám lần 2) được tính bằng 30% mức giá khám lần 1 (chuyên khoa tai mũi họng).

Theo Thông tư, người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày, trừ trường hợp cấp cứu được tính là một lần khám mới. Việc thanh toán thực hiện theo quy định của Thông tư.

Khám bệnh, tư vấn điều trị cho người dân tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh:BVCC
Khám bệnh, tư vấn điều trị cho người dân tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh:BVCC

Quỹ BHYT thanh toán đối với các bàn khám trên 65 lượt khám/8 tiếng/ngày thế nào?

Thông tư 39 nêu rõ, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải điều phối, bố trí nhân lực, số bàn khám bệnh theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng khám bệnh. Đồng thời, quy định tính số lần khám bệnh tối đa được cơ quan BHXH thanh toán đối với các bàn khám trên 65 lượt khám trong thời gian mỗi 08 giờ/01 ngày, trước kia quy định 65 lượt khám/01 ngày.

Theo đó, đối với các bàn khám mà khám trên 65 lượt khám trong thời gian mỗi 08 giờ/01 ngày: cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó.

Trong thời gian tối đa 03 tháng liên tiếp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn có bàn khám bệnh trên 65 lượt/ngày thì cơ quan bảo hiểm xã hội không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám bệnh đó.

Ví dụ thời gian tổ chức khám bệnh là 10 giờ (do làm thêm 2 giờ) thì số lượt khám của mỗi bàn khám cho 10 giờ làm việc là 65:8x10 = 81 lượt.

Thông tư 39 của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Mùa hè có mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển, đồng thời đây cũng là giai đoạn cao điểm du lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, do đó việc chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng.

Người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo.

Toàn tỉnh ghi nhận 1.741 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.741 người phơi nhiễm với bệnh dại, tăng hơn 400 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2024. Các trường hợp phơi nhiễm đã tiêm vắc-xin phòng bệnh dại và có 388 trường hợp tiêm cả huyết thanh kháng dại. 

fb yt zl tw