Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện Si Ma Cai xác định công tác lao động - việc làm là 1 trong 2 giải pháp đột phá. Vì vậy, những năm qua, huyện Si Ma Cai đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy người lao động có thêm nhiều cơ hội việc làm.

3.jpg

Hằng năm, bám sát mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, đơn vị xây dựng kế hoạch và phối hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, đồng thời tích cực đưa thông tin việc làm, thị trường lao động đến người dân.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Si Ma Cai

Nét mới trong công tác lao động - việc làm là ngay từ đầu nhiệm kỳ, Si Ma Cai đã thành lập Tổ dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm trực thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm. Bình quân mỗi năm, huyện Si Ma Cai có hơn 7.000 lao động thường xuyên đi làm việc và có thu nhập ổn định tại các công ty, doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

4.jpg

Tại huyện Văn Bàn, trước làn sóng đầu tư và cơ hội lớn trong phát triển khu đô thị như Tân An, Võ Lao, đặc biệt là xây dựng Khu Công nghiệp Võ Lao với quy mô hơn 1.000 ha, công tác đào tạo nghề được địa phương ngày càng quan tâm, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giai đoạn 2021 - 2023, huyện Văn Bàn tổ chức và phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức 52 lớp đào tạo nghề sơ cấp, trung cấp cho 1.673 người. Tỷ lệ người lao động đã thoát nghèo sau khi được học nghề đạt trung bình 3,5%/năm.

Nhằm đón đầu xu thế và định hướng phát triển kinh tế tại địa phương, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân; chú trọng định hướng xây dựng, mở các lớp đào tạo nghề phục vụ cho chính khu công nghiệp khi đi vào hoạt động (nghề may công nghiệp, nghề điện) và phục vụ các nhà máy thủy điện trên địa bàn.

Ông Lương Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế, đặc biệt là từ sau đại dịch Covid-19, trong đó có việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu đã góp phần tăng cơ hội việc làm, hướng tới những việc làm bền vững cho người lao động.

2.jpg
Hằng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch, trong đó có giao chỉ tiêu giải quyết việc làm và nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho tỉnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ người lao động quay lại thị trường; tăng cường quản lý nhà nước về lao động, dự báo thị trường, cung - cầu lao động.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Cùng với đó, công tác thu thập, cập nhật dữ liệu “việc tìm người - người tìm việc” triển khai hiệu quả giúp hệ thống thông tin dữ liệu về thị trường lao động được đánh giá chính xác, từ đó xây dựng các chính sách về lao động và việc làm phù hợp trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Lào Cai đã tư vấn, giải quyết việc làm cho 43.566 người, đạt 71,4% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (trong đó 20.450 người là nữ, 27.500 lao động dân tộc thiểu số được giải quyết việc làm, giải quyết việc làm qua vay vốn cho 14.723 người); có 579 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5.jpg

Để đạt được kết quả trên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại cấp tỉnh với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trung ương để thống nhất nhu cầu đào tạo, xúc tiến ký cam kết đào tạo và hợp tác cung ứng lao động theo nhu cầu; tổ chức 1 ngày hội việc làm cấp tỉnh, 10 ngày hội việc làm cấp huyện và 330 phiên giao dịch việc làm trong toàn tỉnh, đã tư vấn, kết nối việc làm miễn phí cho hơn 50 nghìn người lao động, thu hút hơn 500 lượt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức 6 cuộc hội đàm với Chính phủ nhân dân huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về khảo sát nhu cầu tuyển dụng, đưa lao động qua biên giới làm việc theo hợp đồng; phối hợp mời các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài như Sam Sung, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Sun Group, Vingroup… vào tuyển dụng lao động của tỉnh để đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người dân.

Lao động việc làm_20240501_075535_0000.jpg

Tỉnh Lào Cai cũng luôn quan tâm, chăm lo cho người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 116 ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, qua đó gần 60 nghìn người được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 91 tỷ đồng. Bước qua đại dịch, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Đến hết năm 2023, tổng nguồn vốn vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đạt 952,7 tỷ đồng và triển khai cho 14.723 người vay vốn.

Để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, giai đoạn 2021 - 2023 và quý I/2024, đã có gần 40 nghìn người được đào tạo nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ lao động của địa phương được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm và tìm việc làm phù hợp với trình độ, nguyện vọng.

Blue informative useful learning about the magic of steam science technology engineering art maths educational poster.jpg

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết thêm: Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác lao động, giải quyết việc làm đang từng bước vượt qua khó khăn, giúp người lao động có việc làm, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển kinh tế, theo nhu cầu thị trường, vươn ra thị trường quốc tế, để thời kỳ dân số “vàng” tại Lào Cai không đi qua một cách lãng phí.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

fbytzltw