Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng khai thác của Phân xưởng hầm lò, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đạt 60.000 tấn quặng, phấn đấu cả năm đạt 200.000 tấn quặng. Cùng với đảm bảo sản lượng theo kế hoạch, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

0:00 / 0:00
0:00

Trước đây, để đi đến khu vực khai thác nằm sâu trong lòng đất, công nhân phải đi bộ gần nửa cây số. Thời gian gần đây, phân xưởng đã đầu tư hệ thống cơ giới đưa, đón công nhân lên, xuống khu vực khai thác, góp phần đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.

2-4632.jpg

Anh Mạc Văn Tiến, Quản đốc Phân xưởng hầm lò cho biết: Công nhân di chuyển vào khu vực khai thác phải đi qua tuyến giếng phụ, tổng chiều dài khoảng 480 m, với dốc nghiêng 23 độ. Trước kia chưa có hệ thống cơ giới, công nhân phải đi bộ rất mệt, nhất là sau các ca làm việc.

Phân xưởng hầm lò có gần 400 công nhân, chia làm 3 ca làm việc, mỗi ca kéo dài 8 giờ đồng hồ. Khai thác trong hầm lò khó khăn hơn rất nhiều so với khai thác lộ thiên.

Khu vực khai thác nằm sâu dưới lòng đất, ngày cũng như đêm, những người thợ phải làm việc trong môi trường chật hẹp, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng, thậm chí luôn đối mặt với hiểm nguy.

3-2051.jpg

Anh Mạc Văn Tiến chia sẻ: Khai thác trong hầm lò là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Một số nguy cơ chính là đất đá om treo rơi vào người, trơn trượt khi đi lại, đặc biệt là nguy cơ ngạt khí trong quá trình sản xuất do khí độc phát sinh khi tiến hành khoan nổ mìn. Vì vậy, chúng tôi phải thực hiện các biện pháp thông gió, nhanh chóng giải tán lượng khí độc trong khu vực làm việc.

Trong quá trình lao động, phân xưởng thường xuyên triển khai huấn luyện an toàn cho cán bộ, công nhân, người lao động mỗi năm ít nhất 5 đợt, riêng công nhân mới còn phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt 3 bước theo quy định. Đơn vị cũng thực hiện công tác giám sát an toàn trong các ca. Mỗi nhóm lao động đều có 1 an toàn vệ sinh viên là người được đào tạo chuyên sâu về công tác an toàn cùng lao động, sản xuất.

4-6878.jpg

Công tác đảm bảo an toàn cho công nhân, người lao động còn được thực hiện qua việc lên phương án khai thác hợp lý. Căn cứ kế hoạch sản xuất của chi nhánh, bộ phận điều độ sẽ triển khai cho phân xưởng thi công, khai thác đúng biện pháp mà chi nhánh đưa ra, quá trình này sẽ được giám sát chặt chẽ đảm bảo an toàn cho công nhân, trang - thiết bị.

5-5448.jpg

Anh Vũ Đức Hưởng, Phó Trưởng Phòng Điều độ, Phân xưởng hầm lò cho biết: Camera được lắp đặt ở tất cả vị trí, từ mặt bằng đến khu sản xuất trong hầm lò để theo dõi quá trình sản xuất của công nhân, người lao động. Khi phát hiện bất thường, bộ phận trực ca sẽ gọi điện đến khu sản xuất, báo cho công nhân trong khu vực nguy hiểm rút về vị trí an toàn và thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để rủi ro.

6-8653.jpg

Việc chú trọng bảo đảm an toàn lao động trong khai thác giúp đơn vị hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc, đồng thời giúp người lao động yên tâm gắn bó với đơn vị, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Anh Phàng A Sính, công nhân khai thác chia sẻ: Những ngày đầu làm việc trong hầm lò chưa quen nên tôi có chút lo lắng, mệt mỏi. Tuy nhiên, được sự động viên, hướng dẫn của anh em trong phân xưởng, tôi đã quen với môi trường. Chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm, chăm lo đến an toàn của công nhân từ đội ngũ lãnh đạo chi nhánh nên hoàn toàn yên tâm làm việc. Công việc khó khăn, vất vả nhưng các chế độ, chính sách được đảm bảo, thu nhập ổn định nên ai cũng xác định gắn bó lâu dài với công việc để đóng góp nhiều hơn cho đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hỗ trợ đào tạo lại nghề và việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy không chỉ giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Cùng với xu hướng chung trên cả nước, sau tết Nguyên đán, tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời diễn ra tại nhiều địa phương, trong đó có Lào Cai. Lý do chủ yếu là một bộ phận người lao động sau kỳ nghỉ dài lựa chọn không quay lại đơn vị cũ, chuyển hướng sang các ngành nghề khác hoặc tìm kiếm công việc với chế độ đãi ngộ cao hơn. Điều này tạo ra khoảng trống nhất định về nhân sự, buộc doanh nghiệp phải tăng cường tuyển dụng.

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Đầu năm 2025 nhiều chương trình phái cử lao động có tay nghề đã ký kết được thực hiện theo hình thức phi lợi nhuận. Với việc triển khai các chương trình này, người lao động được hỗ trợ hầu hết các chi phí đào tạo, vé máy bay. Đặc biệt, các chương trình phái cử sẽ mở ra cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn cho người lao động...

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Ga Lào Cai những ngày cuối năm, không khí tất bật, hối hả hiện rõ trên từng khuôn mặt của các nhân viên ngành đường sắt. Khi những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa xuân mới đang đến cũng là lúc những chuyến tàu Tết hoạt động hết công suất để đưa hàng ngàn hành khách về đoàn tụ với gia đình. Đằng sau sự nhộn nhịp đó là những câu chuyện đầy cảm xúc của những người lao động cần mẫn, tất tả ngược xuôi ngày Tết để đảm bảo an toàn cho hành khách về quê đoàn viên với gia đình.

fb yt zl tw