
Lai Châu: Sạt lở khi thi công thủy điện, ít nhất 5 người tử vong
Sáng 16/5, khi công nhân thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện thì taluy âm của tuyến đường qua xã Mò Sì San bị sạt lở, đất đá trôi xuống vùi lấp nhiều người.
Sáng 16/5, khi công nhân thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện thì taluy âm của tuyến đường qua xã Mò Sì San bị sạt lở, đất đá trôi xuống vùi lấp nhiều người.
Chiều 15/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh đã thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho gia đình bà Vũ Thị L., nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở đất xảy ra sáng cùng ngày tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 9/5 đến sáng 11/5, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, một số nơi xảy ra dông lốc gây nhiều thiệt hại về tài sản.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía Tây kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, ngày 4/5, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa kèm theo dông, lốc ở một số nơi gây nhiều thiệt hại về nhà ở và cây hoa màu của người dân các huyện vùng cao trong tỉnh.
Đến 00h15 sáng nay (27/4), đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành việc khắc phục điểm sạt lở tại Km38+300, Quốc lộ 279, đoạn qua thôn Thẳm Con, xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn.
Điểm sạt lở lớn xảy ra vào lúc 16h ngày 26/4, tại Km38+300, Quốc lộ 279, đoạn qua xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn đã khiến giao thông bị chia cắt hoàn toàn.
Rạng sáng 13/4, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt mưa dông diện rộng gây thiệt hại về nhà ở và cây nông nghiệp tại các huyện Mường Khương, Bảo Yên và Bắc Hà.
Theo kết quả rà soát của các cơ quan chức năng, năm 2024, toàn tỉnh có 17.252 nhà ở bị ảnh hưởng do mưa lũ; thiệt hại khoảng 807 tỷ đồng; có 403 điểm sạt lở có nguy cơ cao ảnh hưởng đến các khu dân cư với hơn 5.000 hộ dân cần di chuyển nhà ở đến nơi an toàn.
Chiều 11/4, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai tổ chức khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9 (phường Pom Hán, thành phố Lào Cai) theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9.
Ngày 31/3, tại Km197+000, Quốc lộ 4, thuộc địa phận xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương đã xảy ra hiện tượng đá lăn từ taluy dương xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy hiểm với người và phương tiện tham gia giao thông.
Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ đầu tháng 9/2024, khu vực bản 3 Thâu, xã Xuân Thượng (Bảo Yên) xuất hiện nhiều vết sạt trượt, nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng trực tiếp đến 34 hộ dân đang sinh sống tại đây.
Sau gần 1 tiếng đồng hồ cùng chiếc xe máy “đánh vật” với quãng đường hơn 20 cây số từ trụ sở xã Thượng Hà (Bảo Yên), chúng tôi mới đến được khu vực dựng lán tạm của 10 hộ ở thôn 6 Vài Siêu. Đây là những hộ người Mông, nơi cư trú bị ảnh hưởng sạt lở do hoàn lưu bão số 3 hồi tháng 9/2024 (Yagi) nên di chuyển về đây lánh nạn.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều thảm họa thiên nhiên với tần suất ngày càng tăng và cường độ mạnh hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sau bão với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự góp sức của nhiều tổ chức quốc tế, đến nay cơ bản cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng bị ảnh hưởng bão, lũ đã dần ổn định.
Chiều 21/12, Hội thảo khoa học lựa chọn vị trí xây dựng công trình và các điểm dân cư miền núi phòng tránh thiên tai đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra với nhiều tham luận.
Điểm sạt lở đã gây ảnh hưởng đến 6 nhà dân và đang tiếp tục diễn biến nguy hiểm, có nguy cơ lan rộng đến các hộ dân tổ dân phố Bản Coóc, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn.
Hoàn lưu bão số 3 khiến Tỉnh lộ 153 từ xã Na Hối đến trung tâm xã Bản Liền, huyện Bắc Hà bị sạt lở nghiêm trọng. Hơn 2 tháng sau mưa lũ, tuyến đường này vẫn còn nhiều điểm sạt lở, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông.
Ngày 16/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã trực tiếp kiểm tra, nắm tiến độ thực hiện một số công trình trên địa bàn huyện Văn Bàn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và huyện Văn Bàn.
Thời gian qua, việc thi công Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.
Tuyến tỉnh lộ 156B, đoạn từ xã Bản Vược đi xã Sàng Ma Sáo được huyện Bát Xát đầu tư hơn 100 tỷ đồng để nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng được hơn 1 năm nay. Tuy nhiên, đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây ra đã làm tuyến đường này bị tàn phá nặng nề, nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng khiến giao thông thường xuyên bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.