Gạo lại tăng giá liên tục, tiểu thương không dám nhập thêm hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng khiến giá gạo bán lẻ trong nước tăng theo, nhiều tiểu thương lo lắng không dám nhập hàng về bán.

Giá gạo xuất khẩu tăng trong thời gian gần đây kéo theo giá gạo bán lẻ trong nước cũng tăng liên tục.

Trả lời VTC News, ông Trần Trí Hiếu - chủ đại lý gạo Ngọc Phúc (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, giá gạo trong nước tăng liên tục trong những ngày gần đây khiến ông cảm thấy lo lắng, không dám nhập hàng về bán.

“Khoảng 2 tuần nay, giá gạo tăng liên tục, hầu hết các loại gạo đều tăng khoảng 7 - 10% và hiện giá gạo đang rất cao. Bản thân tôi khi đi nhập hàng thấy giá gạo cao như vậy cũng không dám nhập hoặc nhập với số lượng rất ít để vừa buôn bán, vừa nghe ngóng chờ gạo giảm giá”, ông Hiếu nói.

Gạo bán lẻ trong nước liên tục tăng giá.

Trong đó, tính từ đầu tuần đến nay, gạo Bắc Hương tăng khoảng gần 20.000 đồng/yến. “Hiện tại, kho gạo ở Yên Mỹ, Hưng Yên đang để giá phân phối cho các tiểu thương Hà Nội là khoảng 162.000 - 165.000 đồng/yến với điều kiện phải mua từ 1 tấn trở lên, tăng khoảng 20.000 đồng/yến”.

Cũng theo ông Hiếu, thị trường gạo trong nước cũng không còn xa lạ với chuyện gạo bị áp giá sàn theo ngày cũng không còn xa lạ. Vì giá gạo tăng liên tục, nên các đầu nậu thường quy định mức giá giao đại lý chỉ có hiệu lực trong ngày.

“Ví dụ một loại gạo A, ngày hôm nay được áp mức giá sàn là 18.000 đồng/kg thì giá này chỉ được duy trì đến 17h cùng ngày. Đến hôm sau, mức giá sàn đó có thể sẽ là 20.000 - 21.000 đồng/kg. Hiện tại, các kho gạo cũng đang áp dụng kiểu giá sàn này”, ông Hiếu cho biết.

Ông Hiếu nói: “Giá gạo bán cho người tiêu dùng chúng tôi buộc phải tăng theo nhưng vẫn phải có độ trễ chứ tăng gấp một cái thì khách sẽ phản ứng". Đây cũng chính là lý do hiện ông đang dừng nhập một số loại gạo để nghe ngóng, chờ giảm giá.

Giá bán lẻ gạo Bắc Hương tại đại lý này hiện đang ở mức 19.000 đồng/kg, tăng 1.800 đồng/kg so với đầu tuần trước. Đây cũng là loại gạo tăng giá mạnh nhất trong các loại gạo bán lẻ

Một số các loại gạo khác như gạo tám Điện Biên hiện có giá bán 21.000 đồng/kg, gạo Nhật giá 23.000 đồng/kg, gạo Hải Hậu 21.000 đồng/kg, gạo tám thái 22.000 đồng/kg… tăng khoảng 500 - 1.200 đồng/kg.

Anh Hữu Thịnh, chủ một đại lý gạo ở Đống Đa (Hà Nội) cũng cho biết: "Đầu nậu gửi báo giá cho tôi theo ngày, tôi thấy giá gạo trong những ngày gần đây cũng liên tục tăng. Đại lý nhà tôi còn nhiều gạo nhập từ cũ nên tôi còn đang nghe ngóng chưa nhập thêm hàng, giá bán tới tay người tiêu dùng vì thế mà cũng chưa tăng".

Anh Thịnh cho rằng, giá gạo xuất khẩu tăng khiến giá gạo bán lẻ tăng theo. Nếu gạo xuất khẩu hạ giá, giá gạo trong nước cũng sẽ nhanh chóng giảm.

Cập nhật mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy giá gạo Việt Nam loại 5% tấm đang ở mức 623 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn. So với hồi đầu tháng 10, loại gạo này đã tăng 10 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm cũng tăng 5 USD/tấn, lên mức 608 USD/tấn.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng cách biệt so với gạo Thái Lan khi cao hơn 42 USD/tấn, loại 5% tấm và cao hơn 75 USD/tấn đối với loại gạo 25% tấm.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại do nhu cầu mua tại các thị trường châu Á, châu Phi tăng lên. Đặc biệt là tuyên bố mới đây của chính quyền Indonesia về việc cần mua thêm đến 1,5 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người… Vì lẽ đó, nông sản Việt Nam muốn giữ vững được thị trường, cạnh tranh được với nông sản các nước thì càng phải quản lý tốt chất lượng và tuân thủ tiêu chí phát triển xanh theo xu hướng toàn cầu.

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ dự kiến sẽ khôi phục một phần sản lượng dầu mỏ đã bị cắt giảm vào tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tổ chức này hạ giá dầu, chuyên gia Jason Prior phụ trách bộ phận giao dịch dầu mỏ của Bank of America Corp. cho biết, OPEC+ đã tạm ngừng cung cấp một phần sản lượng dầu mỏ vào năm 2022.

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.

fb yt zl tw