EU - Trung Quốc: Giảm đối đầu, tăng đối tác

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 hai nền kinh tế lớn của thế giới là Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc diễn ra tại Brussels, Bỉ vào ngày 20-9 dưới áp lực thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các tình huống khó khăn của thế giới.

·         Mối quan hệ có ảnh hưởng lớn đến thế giới

Vấn đề suy thoái kinh tế và tranh chấp thương mại khiến hội nghị thêm nóng. Bên cạnh đó là sự khác biệt quan điểm về vấn đề Syria và tình hình căng thẳng về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản. AFP dẫn một tuyên bố của EU viết: “Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong giai đoạn kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và một môi trường quốc tế ngày càng khó khăn”. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại thứ hai của EU, sau Mỹ: với tổng kim ngạch thương mại trị giá gần 430 tỷ eur vào năm 2011. EU khẳng định: “Cả hai bên đều nhận ra rằng, việc tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược EU-Trung Quốc là điều cần thiết để vượt qua những thời điểm khó khăn này”.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) và các nhà lãnh đạo EU tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh EU- Trung Quốc ở Brussels.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) và các nhà lãnh đạo EU tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh EU- Trung Quốc ở Brussels.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton. Nhật báo China Daily dẫn bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sau khi tới Brussels, cho rằng kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2003, quan hệ hai bên đã tiến triển một bước đáng kể, trở thành một trong những quan hệ song phương có sức ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới.

Bắc Kinh đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự suy giảm kinh tế của EU, thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc. Vì vậy, chính EU đề nghị Trung Quốc giúp đỡ EU giải quyết cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (eurozone). EU hy vọng Trung Quốc có thể chi tiêu một phần trong số gần 3.000 tỷ USD ngoại tệ dự trữ, con số lớn nhất thế giới - vào việc giúp ổn định khối Eurozone. Tuy vậy, Bắc Kinh đã rất thận trọng trong việc đưa ra các cam kết cụ thể, một phần vì nước này đang phải thực hiện các bước kích thích kinh tế tốn kém của riêng mình để duy trì tăng trưởng trong nước.

·         Gác tranh chấp, tăng cường hợp tác

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói với Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm của bà đến Bắc Kinh hồi tháng 8 rằng Bắc Kinh sẵn sàng đầu tư vào thị trường nợ của Eurozone sau khi đánh giá đầy đủ những rủi ro. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn hết sức thận trọng trước các đề nghị tung tiền cứu Eurozone. Hội nghị thượng đỉnh song phương giữa hai bên từ tháng 10-2011 đã phải dời sang tháng 2-2012 do cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone. Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ nhằm mục đích củng cố mối quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị có ban lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.

Ngoài vấn đề nợ công, giữa EU và Trung Quốc cũng đã phát sinh hàng loạt tranh chấp thương mại, trong đó lớn nhất là việc EU kiện các nhà xuất khẩu Trung Quốc bán phá giá vào thị trường EU nhiều tỷ euro pin mặt trời. Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tống Đào cho rằng chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên và càng làm cho kinh tế toàn cầu thêm khó khăn, vì vậy hai bên nên nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp thương mại thông qua đối thoại.

Theo một quan chức cấp cao EU yêu cầu được giấu tên, hai bên sẽ không để những căng thẳng nổi lên mới đây ảnh hưởng đến không khí cuộc gặp, do EU cần một Trung Quốc thành công và Trung Quốc cũng cần một EU thành công. Các công ty Trung Quốc đầu tư ngày càng nhiều vào EU và Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn đối với trái phiếu chính phủ của các nước thành viên Eurozone. Nhà kinh tế Trương Vĩnh Quân làm việc tại một công ty tư vấn cho Chính phủ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không gắn việc mua trái phiếu chính phủ với các tranh chấp thương mại, song hai vấn đề này liên quan đến các mối quan hệ song phương và không thể tách rời nhau.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw