Đồng hành cùng ngư dân Trường Sa vươn khơi, bám biển

Ở đảo Đá Tây A, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển dài ngày, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

baolaocai-br_9855.jpg
Âu tàu trên đảo Đá Tây A là nơi tàu cá của ngư dân vào neo đậu sửa chữa, lấy nước ngọt, mua dầu và tránh trú bão.

Trong hải trình đến với Trường Sa, khi đặt chân lên đảo Đá Tây A, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, bởi giữa trùng khơi cách xa đất liền vài trăm hải lý có một Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá, được ví như điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt hải sản dài ngày. Anh Vũ Chí Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, cuối năm mùa biển động ngư dân nghỉ đánh bắt hải sản, còn vào mùa khai thác, nơi đây tấp nập tàu vào - ra tiếp nhiên liệu, lấy nước ngọt...

baolaocai-br_8201.jpg
baolaocai-br_8205.jpg
baolaocai-br_8231.jpg
Công nhân của Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá vận hành nhà máy sản xuất nước đá cung cấp cho ngư dân bảo quản hải sản khai thác được.

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Đá Tây A được thành lập tháng 5/2005 với nhiệm vụ kép: Vừa đảm bảo quốc phòng - an ninh, vừa cung cấp các dịch vụ hậu cần thiết yếu cho ngư dân đánh bắt trên vùng biển Trường Sa - DK1. Cụ thể, Trung tâm thực hiện cung cấp miễn phí nước ngọt cho tàu cá, dầu chạy tàu, đá lạnh bảo quản hải sản cũng được bán với giá như trong đất liền và cung cấp dịch vụ sửa chữa ngay tại đảo. Đồng thời, tại đảo Đá Tây A còn bán các sản phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, mì ăn liền, thực phẩm đóng hộp… phục vụ ngư dân trên tàu với giá cả hợp lý. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân giảm bớt khó khăn, kéo dài thời gian bám biển. Thủy sản đánh bắt được, ngư dân bố trí tàu vận chuyển về đất liền, còn tàu khai thác đánh bắt vẫn tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ.

Qua nhiều năm hoạt động, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây A ngày càng được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngư dân. Năm 2013, dự án mở rộng được triển khai, đến năm 2017 hoàn thành với quy mô hiện đại.

baolaocai-br_2519.jpg
baolaocai-br_2917.jpg
Tàu cá của ngư dân cập đảo tiếp nhiên liệu và nước ngọt.

Trung tâm sở hữu âu tàu rộng, được bảo vệ bởi hệ thống đê kè bê-tông cao 5 m, có thể chứa đến 200 tàu cá cùng lúc. Khu vực dịch vụ trên đảo rộng vài ha, bao gồm nhà máy sản xuất nước đá, xưởng chế biến hải sản, triền đà kéo tàu lên bờ sửa chữa. Mỗi ngày, nhà máy nước đá cung cấp hàng trăm cây đá phục vụ bảo quản hải sản, còn hệ thống lọc nước biển có thể sản xuất 50m³ nước ngọt/ngày, đảm bảo đủ nước sinh hoạt miễn phí cho bà con.

Đặc biệt, trung tâm có đội tàu dịch vụ gồm 11 chiếc, trong đó có tàu chuyên chở hàng hóa từ đất liền ra đảo, tàu bán hàng lưu động trên biển, tàu cứu hộ, cứu nạn. Khi tàu ngư dân gặp sự cố, chỉ cần liên lạc, đội tàu sẽ lập tức lên đường hỗ trợ, bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng.

"Việc nâng cấp trung tâm không chỉ giúp nâng cao năng lực phục vụ ngư dân mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền. Khi bà con yên tâm bám biển, khai thác hải sản, cũng là đang góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển thiêng liêng này".

Trung tá Đặng Văn Tài, Chính trị viên đảo Đá Tây A

Từ nhiều năm nay, đảo Đá Tây A đã trở thành điểm tựa quen thuộc của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận… Mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá cung cấp hàng trăm ngàn lít dầu, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm với giá bằng giá bán trên đất liền và cấp miễn phí nước ngọt cho ngư dân.

Với hệ thống triền đà hiện đại, những con tàu hư hỏng nặng không cần phải quay về đất liền mà được sửa chữa ngay trên đảo giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Đặc biệt, Trung tâm không lấy tiền công sửa chữa, chỉ tính phí phụ tùng nếu phải thay thế.

"Chúng tôi không đặt nặng lợi nhuận, nhiệm vụ chính là hỗ trợ bà con bám biển, đảm bảo an toàn khi đánh bắt xa bờ".

Anh Vũ Chí Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá

Sự hiện diện của Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Đá Tây A không chỉ giúp ngư dân vững tin vươn khơi mà còn là minh chứng cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những người con đang ngày đêm bám biển, giữ gìn chủ quyền. Hình ảnh những con tàu tìm đến Đá Tây A để tiếp nhiên liệu, hàng thiết yếu; những người lính, cán bộ tận tình giúp đỡ ngư dân; những mái nhà vững chãi giữa biển khơi để ngư dân tránh trú bão… tạo nên bức tranh ấm áp của tình quân dân, của sự gắn kết giữa đất liền và biển đảo.

baolaocai-br_235.jpg
Mỗi năm, nhà máy sản xuất nước đá của Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá cung cấp hàng ngàn tấn đá cho ngư dân.

Giữa muôn trùng sóng gió, Đá Tây A vẫn sừng sững như một "pháo đài" vững chắc, một ngôi nhà chung đầy ắp tình người. Nơi đây không chỉ cung cấp những dịch vụ hậu cần thiết yếu mà còn là chỗ dựa tinh thần, điểm tựa an toàn để ngư dân vững tay lưới, bền gan bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự kiến, lượng khách du lịch và người dân di chuyển bằng tàu hỏa trên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại sẽ tăng cao. Trước tình hình này, ngành đường sắt Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều phương án nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.

Quản lý thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh

Quản lý thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cùng với sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, đa dạng về chủ thể, phức tạp về bản chất đã dẫn tới nhiều thách thức trong công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Theo giới chuyên gia, cần sớm xây dựng và ban hành Luật Thương mại điện tử để điều chỉnh, quản lý lĩnh vực này.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về triển khai một số dự án trên địa bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về triển khai một số dự án trên địa bàn

Sáng 17/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát về việc triển khai các dự án phục vụ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Dự buổi làm việc có đại diện một số sở, ngành của tỉnh và huyện Bát Xát.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

Tại lễ công bố Báo cáo Thường niên FDI năm 2024 chủ đề "Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức ngày 16/4, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho biết, Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh thế giới biến động.

fb yt zl tw