Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Lâu nay, những ứng dụng số hóa đã mang lại sự chuyển dịch công nghệ mạnh mẽ và được hỗ trợ rất tiện ích trong các hoạt động nhà trường. Tất nhiên, mọi sự chuyển dịch ứng dụng trong khoa học, nhất là về công nghệ đều có mặt tích cực và tiêu cực.

Nhà trường, như là một xã hội thu nhỏ cũng không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu ấy. Chúng ta biết, công cụ chủ yếu để ứng dụng số hóa trong dạy học và hoạt động giáo dục của học sinh chủ yếu là sử dụng các thiết bị, điện thoại thông minh, máy Ipad, máy tính bảng và máy tính bỏ túi.

Số hóa giúp việc hỗ trợ học tập cá nhân hóa, nâng cao năng lực tự chủ, tự học của học sinh. Ứng dụng học tập tương tác, trò chơi học tập, giáo dục, thông qua các video hay âm thanh tốt, giúp cho hoạt động học và giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn và cuốn hút, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Hiện tại có rất nhiều các ứng dụng học tập để học ngoại ngữ hay làm quen, nhập môn môn học rất có giá trị trong việc hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học; việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo-AI (GenAI, ChatGPT) sẽ nâng cao quá trình dạy học, cá nhân hóa quá trình học tập rất cao. ChatGPT thực sự là cỗ máy AI khổng lồ có vai trò như một siêu tư vấn cho quá trình học tập trải nghiệm của học sinh.

Số hóa giúp học tập ở mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn bởi không gian hay thời gian. Truy cập thông tin liên quan tới kiến thức nhanh chóng và đầy đủ, từ đó tiết kiệm thời gian, giúp giảm thiểu việc in ấn, sử dụng sách vở dưới dạng giấy (bản cứng). Máy tính bỏ túi cũng giúp học sinh tiết kiệm thời gian khi thực hiện các phép tính số học và đại số cũng như tra công thức, biểu mẫu nhanh chóng.

Cùng đó, giúp tăng cường sự giao tiếp, hợp tác giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ các em, một cách nhanh chóng và cho số đông học sinh. Giúp theo dõi sự chuyên cần và tiến bộ hay đánh giá học tập thường xuyên của cá nhân học sinh.

Có thể nói, việc sử dụng các thiết bị ứng dụng số hóa trong giáo dục không chỉ là cải thiện chất lượng học tập mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết cho tương lai trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ. Và mặt tích cực là xu thế không thể đảo ngược.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất và cũng là thách thức là rất khó quản lý được khi học sinh tham gia vào môi trường ứng dụng số hóa. Tiêu cực tới mức học sinh “gây nghiện công nghệ”, làm giảm khả năng sáng tạo, giảm tương tác xã hội, thiếu kết nối với người thân và bạn bè. Chính sự xao lãng và lãng phí thời gian trên các ứng dụng, trò chơi hoặc mạng xã hội có thể khiến hiệu suất rèn luyện kỹ năng sống và học tập suy giảm và sa sút. Đó là chưa kể tới ảnh hưởng xấu sức khỏe về mắt, cột sống, cơ xương, về chất lượng giấc ngủ, về tình trạng lo âu, trầm cảm, căng thẳng hoặc cô lập xã hội do thiếu tương tác mặt đối mặt với người khác.

Do đó, cần có phương pháp khả thi để quản lý học sinh khi các em tham gia vào xu thế công nghệ trong tương lai. Việc cần nhất là tăng cường giáo dục để thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành vi của học sinh. Đặc biệt gia đình và nhà trường phải có sự liên kết chặt chẽ để quản lý các em. Rèn luyện phong cách sống của học sinh trong môi trường công nghệ, cần làm từ rất sớm, để các em có kỹ năng làm chủ bản thân, sống có trách nhiệm và thông minh trong môi trường ứng dụng số hóa.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Từ ngày 15/7 đến 15/8, Alpha Books phối hợp các thương hiệu sách là Omega Plus, Gamma, Einstein Books, Medinsights và Sống ra mắt và triển khai dự án xã hội "Hỗ trợ xây dựng 100 tủ sách trên khắp cả nước", một sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách và kết nối cộng đồng qua các không gian văn hóa đọc.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

Hà Anh Thư, sinh năm 2010, nữ sinh dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La đã mang đến niềm vui lớn cho gia đình, thầy cô, bạn bè khi trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lào Cai. Suốt quá trình học tập, Thư luôn chăm ngoan, say mê học tập, khiêm nhường, trở thành tấm gương sáng cho nhiều học sinh vùng cao noi theo.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw