Cuộc chiến giành khẩu trang và cách hành xử “Miền Tây hoàng dã” của Mỹ

Cùng với cơn sốt khẩu trang tại Mỹ và châu Âu giữa dịch Covid-19 là một cuộc chiến giành khẩu trang giữa các nước bất chấp quan hệ đồng minh lâu năm.

Sau một thời gian dài tranh cãi về việc sử dụng khẩu trang nhằm phòng tránh Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổng thống Mỹ Donald Trump đều lên tiếng khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang để tránh bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Điều này tiếp tục tạo ra một cơn sốt khẩu trang tại các quốc gia đang ở tâm dịch là Mỹ và châu Âu, với một cuộc chiến tranh giành khẩu trang giữa các nước bất chấp quan hệ đồng minh lâu năm.

Cuộc chiến giành khẩu trang giữa các đồng minh lâu năm trong dịch Covid-19.
Cuộc chiến giành khẩu trang giữa các đồng minh lâu năm trong dịch Covid-19.

Trong một cuộc họp báo tại Geneva hôm qua, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO - ông Mike Ryan cho rằng, virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền trong không khí, nhưng nguyên nhân lây nhiễm chính vẫn là do những người bị bệnh với các triệu chứng ho, hắt hơi và làm lây nhiễm qua bề mặt hoặc người khác. Ông Mike Ryan nhấn mạnh, cần phải dành khẩu trang bảo hộ y tế cho các nhân viên tuyến đầu, nhưng ý tưởng sử dụng tấm che hô hấp hoặc che miệng để ngăn ngừa ho hoặc hắt hơi ra môi trường và người khác là một ý tưởng không tồi.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm qua cũng ra chỉ dẫn mới, khuyến khích người dân che mặt để hạn chế khả năng lây nhiễm Covid-19. Tổng thống Donald Trump cũng ký một sắc lệnh dừng xuất khẩu các sản phẩm khẩu trang N95 và các trang thiết bị y tế cần thiết khác trong cuộc chiến chống dịch.

“Tôi đang ký hướng dẫn kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng, dừng xuất khẩu khẩu trang cũng như các thiết bị y tế khác. Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa sẽ làm việc với Cục quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang để ngăn chặn xuất khẩu khẩu trang N95, mặt nạ phẫu thuật, găng tay và các trang thiết bị y tế khác. Chúng tôi cần sử dụng các sản phẩm này ngay lập tức để dùng trong nước”.

Các quan chức Canada ngay lập tức lên án quyết định của Tổng thống Trump trong việc dừng xuất khẩu khẩu trang N95 sử dụng cho các bác sĩ và y tá trong bối cảnh virus dự kiến tăng tại khu vực đông dân nhất của Canada. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng chặn các nguồn cung cấp y tế qua biên giới là một sai lầm và cảnh báo nếu Mỹ giới hạn xuất khẩu các trang thiết bị y tế đối với Canada, chính nước Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Mức độ hội nhập giữa hai nền kinh tế Mỹ-Canada đã vượt xa biên giới, với việc Canada nhận được các nguồn cung cấp thiết yếu từ Mỹ nhưng Mỹ cũng nhận được các nguồn cung cấp và sản phẩm thiết yếu từ Canada. Ví dụ hàng nghìn y tá Canada đang đến Mỹ hàng ngày để làm việc trong hệ thống y tế Detroit. Sẽ là một sai lầm khi gây khó khăn cho các hoạt động giao dịch hàng hóa thiết yếu bao gồm cả trang thiết bị y tế. Đây là điều mà chúng tôi đang làm rõ với phía Mỹ lúc này”.

Trả lời câu hỏi liệu Canada có đưa ra bước đi trả đũa Mỹ không, Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland cho biết nước này sẽ làm mọi điều để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Từ Châu Âu đến Nam Mỹ, các đồng minh của Mỹ cũng đang phàn nàn về chiến thuật của Mỹ trong việc trả giá cao hơn hoặc chặn các lô hàng cho những nước đã ký thỏa thuận mua vật tư y tế quan trọng.

Các quan chức cấp cao của Pháp và Đức cho biết, Mỹ đã trả cao hơn giá thị trường cho khẩu trang y tế từ nhà sản xuất số 1 Trung Quốc,  giành được hợp đồng do giá thầu cao hơn ngay cả sau khi những nước châu  Âu tin rằng thỏa thuận đã được thực hiện. Một quan chức Đức cho rằng: “Tiền đối với họ không quan trọng. Mỹ sẽ trả bất cứ giá nào vì sự tuyệt vọng”.

Hai nước này cũng tố cáo Mỹ đã cướp lô hàng khẩu trang mua từ công ty Mỹ, nhưng đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc khi đang trên đường vận chuyển. Có thể lấy lý do Mỹ cấm xuất khẩu mặt hàng khẩu trang để biện hộ cho hành động này, nhưng quan chức Đức cho rằng, hành động của Mỹ giống như là “cướp biển thời hiện đại” và Mỹ không nên áp dụng chiến thuật “miền Tây hoang dã” trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay.

Bộ trưởng Y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta cũng cho biết, Trung Quốc đã từ chối một số đơn đặt hàng thiết bị của Brazil, trong khi Mỹ đã đưa hơn 20 máy bay chở hàng đến Trung Quốc để mua các sản phẩm tương tự.

Việc bất chấp quan hệ đồng minh để tranh giành những lô khẩu trang y tế của Mỹ  diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ tiếp tục là tâm dịch với hơn 277.000 ca nhiễm, cao hơn bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào trên thế giới. Trong vòng 24 giờ từ ngày 2-3/4, Mỹ ghi nhận gần 1.500 ca tử vong do dịch Covid-19, mức cao kỷ lục trên thế giới trong vòng một ngày kể từ đại dịch bùng phát. Tổng số ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát tại Mỹ là 7.406 người.

Các nước có số ca tử vong vượt Trung Quốc đại lục hiện nay đứng đầu là Italy, tiếp đó là Tây Ban Nha, Mỹ và Pháp.  Iran cũng có số ca tử vong vì Covid-19 là 3.294 người, gần bằng Trung Quốc đại lục./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo các chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo các chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), cùng với các đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự lễ kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng/các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.

Kiều bào hướng trọn trái tim về Tổ quốc

Kiều bào hướng trọn trái tim về Tổ quốc

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, khắp mọi miền Tổ quốc rợp sắc cờ hoa, mỗi người dân Việt Nam lại dâng lên niềm tự hào và xúc động hướng về dấu mốc thiêng liêng - kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

Thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Piero Cipollone hôm 29/4 nhận định một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu có thể làm giảm cả tăng trưởng kinh tế lẫn lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone), đồng thời tạo nên tác động suy thoái không thể phủ nhận đối với các quốc gia tham gia.

Đại thắng mùa Xuân 1975 là minh chứng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Đại thắng mùa Xuân 1975 là minh chứng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam thực sự là niềm vui của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, những người luôn dõi theo tình hình cuộc chiến tại Việt Nam khi đó với hy vọng Việt Nam sẽ đánh bại cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ như đã chiến thắng thực dân Pháp.

Nga tuyên bố ngừng bắn 3 ngày nhân Ngày Chiến thắng

Nga tuyên bố ngừng bắn 3 ngày nhân Ngày Chiến thắng

Ngày 28/4, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh Các lực lượng vũ trang nước này ngừng bắn trong 3 ngày, từ 12 giờ ngày 8/5 (theo giờ địa phương, tức 16 giờ ngày 7/5 theo giờ Việt Nam) đến ngày 11/5 (theo giờ địa phương, tức 16 giờ ngày 10/5 theo giờ Việt Nam). Thời gian ngừng bắn trùng với dịp lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít.

80 năm Chiến thắng phát xít: Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là nhiệm vụ cấp bách

80 năm Chiến thắng phát xít: Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là nhiệm vụ cấp bách

Ngày 23/4, đại biểu các lực lượng chống phát xít từ 91 quốc gia đã tham dự Hội thảo “Sự hợp nhất của các lực lượng cánh tả trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít mới và mối đe dọa chiến tranh” tại thủ đô Moskva. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế chống phát xít lần thứ hai, diễn ra từ ngày 21 - 25/4.

fb yt zl tw