ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

Thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Piero Cipollone hôm 29/4 nhận định một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu có thể làm giảm cả tăng trưởng kinh tế lẫn lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone), đồng thời tạo nên tác động suy thoái không thể phủ nhận đối với các quốc gia tham gia.

Biểu tượng đồng Euro tại Frankfurt, Đức.
Biểu tượng đồng Euro tại Frankfurt, Đức.

Phát biểu của ông Cipollone đã củng cố khả năng ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025.

Theo ông Cipollone, bất ổn gia tăng trong chính sách thương mại gần đây có thể khiến đầu tư kinh doanh của Eurozone giảm khoảng 1,1% trong năm đầu tiên và tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm trong giai đoạn 2025 - 2026. Ông nói thêm rằng những biến động trên thị trường tài chính có thể khiến tăng trưởng GDP giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm vào năm 2025.

Trong khi tác động đến lạm phát chưa rõ ràng, các ảnh hưởng trong ngắn và trung hạn thậm chí có thể gây ra tình trạng thiểu phát (disinflationary - chỉ tình trạng lạm phát ở tỷ lệ rất thấp) cho Eurozone.

Ông cũng chỉ ra những tác động sâu sắc hơn của việc thế giới chuyển từ trạng thái do Mỹ và đồng USD chi phối sang một thế giới bị phân mảnh thành các khối kinh tế.

Nếu hệ quả dài hạn của việc Mỹ áp thuế cao hơn trở thành hiện thực - như lạm phát cao hơn, tăng trưởng chậm hơn và nợ công gia tăng, điều này có thể làm suy yếu niềm tin vào vai trò chi phối của đồng USD trong thương mại và tài chính quốc tế.

Theo ông Cipollone, các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ bằng cách lập những kế hoạch dự phòng và khung quản lý khủng hoảng mạnh mẽ. Đồng thời, ông cho rằng các nền kinh tế lớn nên tìm kiếm các giải pháp thay thế cho chủ nghĩa bảo hộ.

Ông đề xuất rằng các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết duy trì thương mại mở nên tổ chức một hội nghị thương mại quốc tế. Mục đích là tránh các chính sách "bần cùng hóa láng giềng" (beggar-thy-neighbour), hỗ trợ nền kinh tế thế giới và góp phần giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu trong giai đoạn bất định này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

80 năm Chiến thắng phát xít: Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là nhiệm vụ cấp bách

80 năm Chiến thắng phát xít: Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là nhiệm vụ cấp bách

Ngày 23/4, đại biểu các lực lượng chống phát xít từ 91 quốc gia đã tham dự Hội thảo “Sự hợp nhất của các lực lượng cánh tả trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít mới và mối đe dọa chiến tranh” tại thủ đô Moskva. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế chống phát xít lần thứ hai, diễn ra từ ngày 21 - 25/4.

Trung Quốc tái khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực

Trung Quốc tái khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ASEAN và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết chung về việc thúc đẩy hơn nữa Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc (CSP) tại phiên họp lần thứ 26 của Ủy ban hợp tác chung ASEAN - Trung Quốc (ACJCC) diễn ra ngày 21/4 tại Trụ sở Ban thư ký ASEAN.

Lễ Phục sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Lễ Phục sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Lễ Phục sinh là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito giáo. Ngày lễ này mang ý nghĩa tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Lễ Phục sinh 2025 rơi vào Chủ nhật, ngày 20/4/2025.

fb yt zl tw