Những vấn đề then chốt người dân Singapore quan tâm trước bầu cử

Theo các cuộc khảo sát gần đây, chi phí sinh hoạt đang là vấn đề quan trọng đối với đông đảo cử tri Singapore khi họ chuẩn bị tham gia cuộc tổng tuyển cử theo kế hoạch diễn ra vào ngày 3/5.

Cử tri Singapore trong Ngày Đề cử.
Cử tri Singapore trong Ngày Đề cử.

Những lo ngại về giá cả leo thang đối với lương thực thực phẩm, chi phí nhà ở, chi phí chăm sóc trẻ em, các khoản học phí và chi phí y tế, đang tác động mạnh đến nhiều hộ gia đình, khi tổng mức thu nhập của nhiều hộ gia đình không thể bù đắp cho mức chi.

Theo cuộc khảo sát mà công ty nghiên cứu thị trường Blackbox Research của Singapore công bố hồi tháng 4, chính phủ đã ghi nhận mức đánh giá thấp nhất đối với 26 vấn đề, tuy nhiên vẫn duy trì mức tích cực. Trong đó, đánh giá của người dân đối với việc chính phủ xử lý vấn đề chi phí sinh hoạt là ở mức 52%. Khả năng chi trả nhà ở của người dân cũng được quan tâm và mức đánh giá về khả năng chính phủ xử lý vấn đề này là 59%. Khả năng chính phủ xử lý vấn đề giá xe ô tô tăng cao được đánh giá ở mức là 58%, trong khi đối với vấn đề thuế dịch vụ và hàng hóa là 55%.

Trong khi đó, theo báo cáo năm 2024 của ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Julius Baer, Singapore tiếp tục giữ vị trí số một, vẫn là thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2024.

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Á được dự báo có thể chậm lại, một phần do tác động từ chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngày 16/4, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết các biện pháp thuế quan của Mỹ đã tạo ra sự bất ổn lớn cho doanh nghiệp và các nền kinh tế toàn cầu. Đồng tình với Thủ tướng Singapore, cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Singapore Gan Kim Yong cũng cảnh báo về nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế của đảo quốc. Theo ông, các công ty ở Singapore đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và tác động kinh tế toàn cầu sẽ còn lớn hơn nữa nếu Mỹ áp thêm thuế đối với các ngành công nghiệp bán dẫn và dược phẩm.

Cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 là lần bầu cử thứ 14 của Singapore kể từ khi giành được độc lập và được coi là phép thử quan trọng đối với Thủ tướng Lawrence Wong, người kế nhiệm ông Lý Hiển Long từ năm ngoái.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw