Chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông

Thị trường viễn thông Việt Nam đã không còn độc quyền và bước vào cạnh tranh từ năm 2004 khi Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ di động, rồi internet. Tuy nhiên, bóng dáng của sự độc quyền đang có dấu hiệu trở lại nếu như cơ quan quản lý nhà nước không có chính sách phù hợp.

Cần ít nhất 3 doanh nghiệp truyền dẫn

Việc chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đem lại lợi ích cho xã hội.

Việc chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đem lại lợi ích cho xã hội.

Vấn đề cạnh tranh và độc quyền viễn thông cũng là chủ đề được bàn thảo tại buổi tọa đàm về "Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam" do Câu lạc bộ nhà báo công nghệ thông tin tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội. Đây cũng là chủ đề được các phương tiện truyền thông nhiều lần phản ánh trong thời gian qua. Bởi, thực tế đúng là thị trường viễn thông có sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là ở dịch vụ di động, internet, nhưng với dịch vụ thuê kênh truyền dẫn thì lại có dấu hiệu độc quyền trở lại. Câu chuyện này bắt đầu sau khi nhà mạng Vietnamobile "kêu cứu" với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) về việc bị VNPT, Viettel cùng lúc tăng giá thuê kênh truyền dẫn, trạm thu phát sóng BTS gấp 2-3 lần giá cũ. Được biết, Bộ TT-TT đã tổ chức họp với các bên và yêu cầu hai tập đoàn lớn giải trình, trong thời gian này Bộ áp dụng theo quy định của Luật Viễn thông là tạm thời áp dụng giá cũ. Trả lời báo chí mới đây, lãnh đạo Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) cho biết, các bên đã đạt được một số thỏa thuận trong đó chủ yếu là thỏa thuận về thời gian áp dụng mức giá thuê mới. Song, vấn đề     ở chỗ thị trường truyền dẫn vốn được chia ba: VNPT, Viettel và EVN Telecom và có thể nói rằng, nếu còn EVN Telecom thì ắt cả hai "đại gia" viễn thông kia sẽ không thể tăng giá. Thế nhưng, do EVN Telecom làm ăn thua lỗ, buộc phải sáp nhập vào Viettel, thị trường đã mất đi tính đối trọng và điều này khiến dư luận lo ngại, giả sử khi các DN lớn "bắt tay" nâng giá dịch vụ, các DN nhỏ có còn đất sống? Mặt khác, theo quy hoạch viễn thông đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, một số dịch vụ viễn thông cần 3-4 DN, trong khi đó dịch vụ truyền dẫn hiện chỉ có 2, như vậy thì mối lo về xuất hiện độc quyền và hiện tượng bắt tay nâng giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo lãnh đạo Cục Viễn thông, số lượng DN được cấp phép cung cấp dịch vụ thuê kênh truyền dẫn khá nhiều, ngoài VNPT, Viettel, các DN như FPT, VTC đều có tuyến truyền dẫn đường dài và có thể cho thuê, nhưng tuyến truyền dẫn nội hạt, nội tỉnh vẫn còn yếu. Cũng theo vị này, cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh những biện pháp quản lý quyết liệt cũng cần tạo điều kiện để DN đầu tư hạ tầng tốt hơn, nhằm hình thành thị trường có 3-4 DN tương đương nhau cùng cạnh tranh trong lĩnh vực truyền dẫn.

Có nên sáp nhập Mobifone-Vinaphone?

Một câu chuyện nữa thu hút sự quan tâm lớn của dư luận là hiện Tập đoàn VNPT đã trình Bộ đề án tái cấu trúc tập đoàn, trong đó có phương án sáp nhập hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone. Hầu hết ý kiến của dư luận và người dân đều nghiêng về việc không nên sáp nhập. Một số chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cả hai nhà mạng kể trên đều là DN có thương hiệu (Mobifone đã từng được định giá lên tới con số vài tỷ USD), vậy chẳng có lý do gì để bỗng dưng   tự làm mất thương hiệu. Nhiều ý kiến lo ngại thị trường viễn thông di động đang ở thế "chân vạc", mất đi một chân (nếu sáp nhập) thì chỉ còn hai "ông lớn" VNPT-Viettel (cho dù về bản chất là 3 mạng di động như vậy sẽ giảm đi tính cạnh tranh, và khi không còn đối thủ nữa, rất có thể họ sẽ cùng bắt tay nhau nâng giá dịch vụ, nếu thế thì người tiêu dùng sẽ ra sao? Một số quan điểm cho rằng, không nên sáp nhập mà nên cổ phần hóa. Quan điểm này từng được nhiều ý kiến ủng hộ, cho rằng bước vào giai đoạn cạnh tranh mới nhà mạng cần nhiều tiềm lực tài chính cho sự phát triển và đó cũng là xu hướng tất yếu. Song, cũng có ý kiến lo ngại, nếu không làm tốt khâu cổ phần hóa sẽ xảy ra hiện tượng thâu tóm, lũng đoạn… từ đó có những bất lợi cho thị trường viễn thông. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ Võ Trí Thành cho rằng, không thể cho sáp nhập Vinaphone-Mobifone, vì trong bối cảnh hiện nay việc sáp nhập   2 mạng di động này là tín hiệu không tốt trong cải cách DN, nhất là ảnh hưởng đến vấn đề duy trì sự cạnh tranh... Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Viễn thông cho biết, Bộ đang xem xét, nghiên cứu kỹ đề xuất của VNPT… Quan điểm của Bộ là phải duy trì ít nhất 3 DN tương đương nhau trên thị trường. Từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ có kết luận chính thức về việc có nhập hai nhà mạng này hay không và sẽ công bố công khai.

Việc tạo ra môi trường pháp lý để DN cạnh tranh lành mạnh, chống lại độc quyền nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, bình đẳng... đem lại lợi ích cho xã hội là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đồng thời cũng chính là điều mà người dân quan tâm, mong mỏi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

fbytzltw