'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

1.jpg
Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1.000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Những điểm nhấn ấn tượng

Mùa thứ tám ghi nhận số lượng nội dung lớn nhất từ trước đến nay, với gần 50 nội dung tham luận, các bài phát biểu và phiên thảo luận hấp dẫn từ các diễn giả và chuyên gia đầu ngành.

Nhóm chuyên gia học thuật là giáo sư, nhà nghiên cứu đến từ các trường Đại học hàng đầu đang hợp tác trao đổi tại trường Đại học VinUni; trong khi nhóm chuyên gia, diễn giả khối doanh nghiệp là các chủ tịch, giám đốc, đại diện các tập đoàn và công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, các công ty agency, các tập đoàn và công ty đa quốc gia như: Autogri, FPT Education, Đông A Solutions, NEWING, interstellar, Le Bros, VPERIA, Elite PR School, F88, Swinburne Việt Nam, The Nation Consultancy, VCCorp, CAO Fine Jewelry, NielsenIQ, Le & Associates, Phúc Sinh Group, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, TalentPool, Indochina Research, ACCESSTRADE, DeepB…

Mùa thứ tám ghi nhận số lượng nội dung lớn nhất từ trước đến nay, với gần 50 nội dung tham luận, các bài phát biểu và phiên thảo luận hấp dẫn từ các diễn giả và chuyên gia đầu ngành.
Mùa thứ tám ghi nhận số lượng nội dung lớn nhất từ trước đến nay, với gần 50 nội dung tham luận, các bài phát biểu và phiên thảo luận hấp dẫn từ các diễn giả và chuyên gia đầu ngành.

VSMCamp & CSMOSummit 2024 cũng đã mang đến một bức tranh toàn cảnh về tương lai của truyền thông - marketing trong xu hướng phát triển bền vững, nơi giá trị con người được đặt ở trung tâm và công nghệ đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.

Với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”, sự kiện đã quy tụ những chuyên gia hàng đầu, những nhà lãnh đạo và những tư duy đổi mới để cùng khai phá những chiến lược tối ưu hóa thương hiệu và mô hình kinh doanh trong bối cảnh thế giới đầy biến động.

Qua các phiên thảo luận chuyên sâu và những chia sẻ từ thực tiễn, VSMCamp & CSMOSummit 2024 không chỉ cung cấp kiến thức, mà còn khơi mở những cách tiếp cận mới, thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến sự cân bằng giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội. Đây thực sự là nền tảng quan trọng giúp các nhà quản lý cấp cao không chỉ nhận diện các xu hướng toàn cầu mà còn tự tin áp dụng vào hành trình phát triển bền vững.

Trong cuộc cách mạng AI, con người vẫn là yếu tố quyết định

Là người trình bày bài tham luận đầu tiên, GS Laurent El Ghaoui - Hiệu phó phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, VinUni đã mang đến những chia sẻ đột phá, xoay quanh 7 câu hỏi cốt lõi kết nối giữa bền vững, trí tuệ nhân tạo (AI) và hiệu quả. Ông nhấn mạnh sự phức tạp của vấn đề bền vững khi giao thoa giữa công nghệ, xã hội và con người.

Với góc nhìn của một nhà công nghệ, GS Laurent El Ghaoui không chỉ đặt ra những câu hỏi quan trọng về cách nhìn nhận thách thức và cơ hội của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn đưa ra gợi ý cụ thể về vai trò của AI trong việc tối ưu hóa các quy trình, đo lường hiệu quả và xây dựng những giải pháp thực tiễn cho Việt Nam.

GS Laurent El Ghaoui - Hiệu phó phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, VinUni
GS Laurent El Ghaoui - Hiệu phó phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, VinUni

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả thực sự, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế để xây dựng hệ sinh thái bền vững và nâng cao hình ảnh quốc gia trên bản đồ thế giới.

Là một trong những phiên thảo luận được mong chờ nhất tại đại hội năm nay, bài tham luận về chủ đề “Phát triển bền vững trong thời đại AI” của ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch FPT Education đã thu hút sự quan tâm của khán giả.

Ông Tiến đã mở ra góc nhìn sâu sắc về tác động của AI đến các ngành nghề và xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc chuẩn bị cho tương lai.

Phó Chủ tịch FPT Education nhấn mạnh, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. Tương lai của xã hội, theo ông Tiến, không chỉ phụ thuộc vào việc chấp nhận AI mà còn là khả năng sáng tạo, cảm xúc và sự tò mò của con người. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.
Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

Ông Tiến cũng đề cập đến sự thay đổi trong phương pháp dạy học và cách học. Trong một thế giới mà AI có thể giải quyết các công việc trí tuệ, việc học viết chữ hay các kỹ năng truyền thống có còn ý nghĩa? Chính vì vậy, việc "un-learn" và "re-learn" trở thành chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên AI.

Cuối cùng, ông Tiến kêu gọi tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần có một mindset mới, luôn học hỏi và phát triển kỹ năng tư duy phản biện để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng AI.

Thích ứng là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

“Thích ứng không chỉ là yếu tố sống còn mà còn là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững trong mọi biến động” - đó là thông điệp chính mà bà Nguyễn Thị Minh Giang - Founder & CEO, Newing, mang đến trong bài phát biểu “Xây dựng tổ chức có tính thích ứng để phát triển bền vững”.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp, bà chia sẻ rằng khả năng thích ứng của tổ chức không chỉ đơn thuần là bổ sung nguồn lực mà còn nằm ở việc tinh giản và tập trung vào cốt lõi.

Bà Giang nhấn mạnh, một tổ chức linh hoạt cần ba yếu tố then chốt: năng lực lãnh đạo đổi mới ở mọi cấp, đặc biệt là quản lý trung gian; văn hóa tổ chức được định hình bởi thói quen làm việc hàng ngày, với sự giao tiếp và phối hợp hiệu quả; và hệ thống quản lý khuyến khích sự đổi mới qua tư duy cầu tiến, tạo cảm giác an toàn tâm lý cho nhân viên. Chỉ khi các yếu tố này hòa quyện, doanh nghiệp mới đạt được tính toàn vẹn cấu trúc - nơi mọi bộ phận, quy trình và chiến lược cùng hướng tới mục tiêu chung, giúp tổ chức không chỉ tồn tại mà còn bứt phá trong thời kỳ đầy biến động.

Bà Nguyễn Thị Minh Giang - Founder & CEO, Newing
Bà Nguyễn Thị Minh Giang - Founder & CEO, Newing

Vậy trong một thế giới kinh doanh đầy biến động, làm thế nào để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững, vượt qua thử thách và đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc?

Bài tham luận của ông Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Việt Nam, với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh thông qua các giá trị văn hóa cốt lõi” đã mở ra một góc nhìn sâu sắc về mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự phát triển bền vững.

Ông nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh thị trường thay đổi không ngừng, thành công lâu dài không chỉ dựa vào công nghệ hay sản phẩm, mà dựa vào sự duy trì và phát huy các giá trị văn hóa cốt lõi. Những yếu tố như tính tiên phong, sự ám ảnh với khách hàng và tư duy của người chủ sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp không chỉ tăng trưởng nhanh mà còn vững mạnh qua các chu kỳ.

Ông Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Việt Nam.
Ông Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Việt Nam.

Ông khẳng định rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố không thể thay thế dù công nghệ có thay đổi chóng mặt, và những công ty duy trì được nền tảng văn hóa vững chắc sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là làm sao để truyền cảm hứng và giữ gìn những giá trị này qua các thế hệ lãnh đạo, đồng thời không ngừng sáng tạo và linh hoạt trong một thế giới kinh doanh đầy biến động.

Truyền thông là cầu nối giúp doanh nghiệp duy trì giá trị cốt lõi

“Kế thừa di sản - Tiếp nối phát triển” là cuộc đối thoại đầy cảm hứng về sự kết nối giữa các thế hệ và tầm quan trọng của việc duy trì, phát triển những giá trị di sản trong bối cảnh xã hội hiện đại. Phiên đối thoại có sự tham gia của Nhà báo Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cùng con trai là ông Nguyễn Tấn Kiến Phước - Founder and CEO Maybe Group và LostBird, và ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Bros, Phó Chủ tịch CSMO Vietnam.

Các diễn giả đã chia sẻ những góc nhìn khác nhau, nhưng đều thống nhất rằng truyền thông không chỉ là công cụ để cập nhật thông tin, mà còn là cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp cận và duy trì những giá trị cốt lõi, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng đến cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Ảnh: Ban tổ chức.
Ảnh: Ban tổ chức.

Ông Nguyễn Tấn Kiến Phước cũng chia sẻ về hành trình khởi nghiệp và việc bắt đầu podcast như một cách để kết nối thế hệ đi trước và thế hệ trẻ. Diễn giả cho rằng, chỉ khi hiểu rõ lý do và động lực của thế hệ trước, chúng ta mới có thể kế thừa và phát triển những giá trị mà họ đã dày công xây dựng.

Việc tiếp nối di sản không phải là một cuộc hành trình dễ dàng, nhưng nếu mỗi thế hệ biết cách linh hoạt, kiên nhẫn và thấu hiểu lẫn nhau, thì việc kế thừa sẽ không chỉ là sự duy trì, mà còn là sự phát triển mạnh mẽ của những giá trị bền vững. Từ đó, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, và cả quốc gia đều có thể vươn tới những tầm cao mới, gắn kết quá khứ và tương lai, tiếp nối di sản và phát triển một cách bền vững.

Kết thúc buổi sáng ngày thứ hai là phiên thảo luận mở, bàn về “Phát triển bền vững - Chiến lược kinh doanh hay là sự lựa chọn mang tính đạo đức?”, với sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả: bà Nguyễn Thị Minh Giang - Founder & CEO, Newing; GS. Laurent El Ghaoui - Hiệu phó phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, VinUni; ông Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Việt Nam; và bà Nguyễn Quỳnh Trang - Đồng sáng lập OnAir, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam.

Các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ quan điểm về sự cần thiết phải thay đổi tư duy lãnh đạo nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển bền vững. Họ cũng khẳng định rằng văn hóa doanh nghiệp phải luôn được duy trì và thích ứng với thời đại, nhằm phục vụ chiến lược dài hạn và giữ vững các giá trị cốt lõi.

Đặc biệt, các diễn giả cũng nhấn mạnh trong kỷ nguyên biến động hiện nay, kỹ năng có thể được đào tạo, nhưng tư duy lãnh đạo chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành công và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp. Cuộc thảo luận không chỉ cung cấp những chiến lược hữu ích mà còn truyền cảm hứng để các doanh nhân trẻ tạo dựng một tương lai bền vững cho doanh nghiệp của mình.

Cách nào để làm chủ cuộc chơi ngành marketing?

Bạn sẽ làm gì sau khi đạt đến đỉnh cao sự nghiệp marketing? Trong bài phát biểu “Làm chủ cuộc chơi ngành marketing: bản thiết kế sự nghiệp của bạn”, bà Nguyễn Quỳnh Trang - Đồng sáng lập OnAir, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam đã đặt ra câu hỏi đầy thách thức về tương lai của các CMO - vị trí đòi hỏi năng lực vượt trội nhưng lại có nhiệm kỳ ngắn nhất trong các C-level.

Bà Quỳnh Trang chia sẻ chìa khóa để xây dựng một sự nghiệp bền vững đó là liên tục học hỏi, phát triển thương hiệu cá nhân, duy trì sức bền và mở rộng mạng lưới quan hệ. Với những hướng đi mới sau nhiệm kỳ CMO như việc trở thành một chuyên gia độc lập (solopreneur), huấn luyện viên hay người sáng lập, thông điệp bà truyền tải rất rõ ràng: “Bền vững là khi bạn tỏa sáng độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ ai”.

Bà Nguyễn Quỳnh Trang - Đồng sáng lập OnAir, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam.
Bà Nguyễn Quỳnh Trang - Đồng sáng lập OnAir, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam.

"Chất Việt không chỉ là bản sắc mà còn là lợi thế cạnh tranh trong quản trị hiện đại” - bài phát biểu “Định hình Chất Việt trong Quản trị hiện đại” - bà Đỗ Thùy Dương - Founder & CEO TalentPool, đã làm nổi bật cách văn hóa và bản sắc Việt có thể trở thành nguồn sức mạnh trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu.

Bà Dương nhấn mạnh rằng, văn hóa không chỉ là những lý thuyết trừu tượng mà chính là “kỹ năng sinh tồn” - cách người Việt giao tiếp, hợp tác và tận dụng những giá trị cốt lõi như khát vọng, kỷ cương, kiên cường, thích ứng và tinh thần lạc quan.

Bà cũng chỉ ra rằng, sức mạnh không nằm ở cá nhân mà ở khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo dựng ảnh hưởng, lan tỏa bản sắc và xây dựng thương hiệu quốc gia. Với tầm nhìn toàn cầu nhưng chiến lược bản địa, bà kêu gọi các tổ chức đưa văn hóa thành lợi thế cạnh tranh, kết nối giá trị cá nhân với sức mạnh tập thể, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia.

Ông Bùi Quý Phong - Founder DeepB, Phó Chủ tịch CSMO Vietnam, với chủ đề “Niềm tin thương hiệu vì phát triển bền vững” đã khẳng định rằng niềm tin là nền tảng để thương hiệu vươn xa, vượt qua ranh giới của sự nhận biết thông thường.

Trong bối cảnh chủ nghĩa tiêu dùng chiếm tới 50-60% GDP, ông phân tích sự thay đổi trong hành vi khách hàng, từ việc "tìm kiếm" giá trị cơ bản, đến "muốn" trải nghiệm cá nhân hóa và cuối cùng là “thuộc về” - một niềm tin mạnh mẽ và bền vững dành cho thương hiệu. Niềm tin không chỉ là lời hứa mà thương hiệu đưa ra, mà còn là sự cam kết dài lâu trong cách thương hiệu đối thoại, đồng hành và trao quyền cho khách hàng.

Ông Bùi Quý Phong - Founder DeepB, Phó Chủ tịch CSMO Vietnam.
Ông Bùi Quý Phong - Founder DeepB, Phó Chủ tịch CSMO Vietnam.

Ông Phong nhấn mạnh rằng để phát triển bền vững, thương hiệu cần chuyển đổi khách hàng từ vai trò người tiêu dùng sang “công dân” - một mối quan hệ mang tính trách nhiệm và bền chặt với cộng đồng.

Đặc biệt, trong chiều 23/11, Cộng đồng Sales & Marketing vì Sự phát triển bền vững (SM4S) đã công bố chương trình hành động của cộng đồng, bao gồm: Báo cáo về kế hoạch hành động của “Cộng đồng sales & marketing vì sự phát triển bền vững” và Cuộc thi Marcom for Development.

Đến với sự kiện năm nay, Cộng đồng Sales & Marketing bày tỏ mục tiêu chính là kết nối các doanh nghiệp hướng về sự phát triển bền vững, tập hợp và hỗ trợ lẫn nhau đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Từ đó, đặt ra sứ mệnh nâng cao nhận thức, thực hành hoạt động kinh doanh và giải quyết các thách thức trên hành trình phát triển bền vững.

Ban chủ nhiệm cũng đưa ra lời kêu gọi đại diện các doanh nghiệp cùng ký kết tham gia vào Cộng đồng Sales & Marketing vì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Bros, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam.
Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Bros, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam.

Phát biểu khép lại chuỗi sự kiện thường niên có quy mô lớn nhất do CSMO Việt Nam và công ty Le Bros tổ chức, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Bros, Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam chia sẻ: “Phát triển bền vững không chỉ là những áp lực từ bên ngoài, hay việc thay thế giá trị cũ bằng những giá trị mới. Điều quan trọng là phải nhìn nhận bền vững như một tổng thể, bao gồm mối quan hệ giữa con người, môi trường và doanh nghiệp. Sự bền vững thực sự chỉ được xây dựng khi chúng ta tạo dựng những giá trị lâu dài, dựa trên sự hiểu biết và hòa hợp giữa các yếu tố cốt lõi trong cuộc sống và công việc”.

VSMCamp & CSMOSummit 2024 với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững” kết thúc và để lại nhiều dư âm tốt đẹp; đồng thời mở ra những hứa hẹn về chủ đề trong mùa tiếp theo, tiếp tục khẳng định vị thế của một sân chơi uy tín và được mong chờ nhất trong năm của giới sales và marketing Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Cùng với tốc độ tăng trưởng kết nối Internet, người dân hội nhập vào môi trường số thì những nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, bị tấn công, lừa đảo cũng nhiều hơn. Điều này đang đặt ra những thách thức đối với không chỉ các cơ quan quản lý, các bộ ngành mà còn với chính cả mỗi người dân.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

fbytzltw