Số hóa hộ tịch - “làm giàu” cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tại Lào Cai, việc số hóa hộ tịch được thực hiện bài bản, tạo ra những bước chuyển đáng kể trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ, tiện ích, phục vụ người dân tốt hơn, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý của các cấp chính quyền.

Ngày 10/5/2024, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 818 về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch”. Hưởng ứng kế hoạch này, ngành tư pháp tỉnh Lào Cai cùng với các địa phương trong tỉnh đang tích cực số hóa dữ liệu hộ tịch nhằm chuyển dữ liệu vào Hệ thống quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp với kết quả cao nhất.

172.jpg

Tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tiến độ thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch đang đạt kết quả cao. Toàn xã có 5.964 hồ sơ đã được cập nhật lên hệ thống dùng chung của Bộ Tư pháp, chỉ còn 38 hồ sơ khai sinh chưa thể cập nhật do thiếu tài liệu đính kèm. Trong đó, 4.836 trường hợp khai sinh, 905 trường hợp kết hôn và 261 trường hợp khai tử. Có được kết quả này là nhờ những nỗ lực, quyết tâm cao của cán bộ tư pháp - hộ tịch.

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, chị Cồ Thị Hằng, công chức tư pháp - hộ tịch xã Bản Qua cho biết: Tôi thường xuyên rà soát, thực hiện từng kế hoạch, chỉ đạo của cấp trên. Vì khối lượng công việc lớn nên tôi tranh thủ cả ngày nghỉ, buổi tối để hoàn thành, quyết tâm đạt mục tiêu đã đề ra.

173.jpg

Tuy nhiên, do khối lượng công việc lớn, nhiều thông tin đính kèm còn thiếu nên việc thực hiện số hóa hộ tịch tại một số địa phương gặp khó khăn. Phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai hiện có khoảng 3.000 hồ sơ trên phần mềm Hộ tịch 158 (phần mềm trước đây được dùng để lưu trữ dữ liệu tư pháp) cần chuyển sang Hệ thống quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp. Đến thời điểm này, việc chuyển đổi mới đạt 30%. Với mong muốn tăng tỷ lệ số hóa, từ nay đến cuối năm, công chức phụ trách lĩnh vực này đang tăng cường làm thêm vào ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ...

Chị Hoàng Thị Quỳnh, công chức tư pháp - hộ tịch phường Bắc Cường cho biết: Căn cứ vào kế hoạch hằng năm và chỉ đạo của cấp trên, tôi đã tham mưu cho UBND phường xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tư pháp trên địa bàn. Mục tiêu lớn nhất là tất cả hồ sơ của công dân liên quan đến lĩnh vực hộ tịch sẽ được số hóa, dữ liệu được nhập trên hệ thống phần mềm và đồng bộ với hệ thống phần mềm dùng chung của toàn quốc.

174.jpg

Theo thống kê của ngành tư pháp tỉnh, tính đến hết tháng 10, tổng số dữ liệu số hóa đã được chuyển chính thức vào Hệ thống quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp là 481.408/592.193 trường hợp, đạt 81,2%, còn 110.785 trường hợp đang rà soát. Hiện, cán bộ tư pháp gặp một số khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ như thông tin đang ở trạng thái lưu nháp, không thể tìm được dữ liệu cũ của đơn vị cấp xã được sáp nhập...

Ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Để giải quyết các vướng mắc nêu trên và để đảm bảo việc cập nhật dữ liệu số hóa theo chỉ đạo của tỉnh, Sở Tư pháp đã có văn bản kiến nghị với Bộ Tư pháp về việc hỗ trợ tỉnh Lào Cai chuyển trạng thái đối với các dữ liệu đang ở trạng thái lưu nháp trên phần mềm Hộ tịch 158. Cùng với đó, chúng tôi kiến nghị đồng bộ dữ liệu hộ tịch đối với các xã sáp nhập (đặc biệt tại thị xã Sa Pa) để thuận lợi cho việc khai thác cấp trích lục bản sao hộ tịch cho người dân. Ngành đang tập trung cao độ, nỗ lực thực hiện đạt mục tiêu đề ra, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp.

Hiện, Sở Tư pháp tiếp tục đôn đốc phòng tư pháp các địa phương chỉ đạo công chức tư pháp cấp xã chủ động rà soát, phê duyệt trên phần mềm Hộ tịch 158 để chuyển chính thức vào Hệ thống quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Việc đồng bộ và đưa dữ liệu địa phương vào dữ liệu dùng chung của toàn quốc sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 về chuyển đổi số của ngành tư pháp.

Ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sở Tư pháp

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw