Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia - Đề án 06

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông báo nêu, các kết quả triển khai Đề án 06 thời gian qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy quản trị đất nước tốt hơn và cung ứng dịch vụ công hiệu quả với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, tập trung xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Niềm tin của người dân và doanh nghiệp, của các cấp, các ngành, các địa phương được củng cố, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đánh giá cao các kết quả của Tổ công tác triển khai Đề án 06 nói chung, của Bộ Công an và các bộ, ngành và địa phương trong triển khai các nhiệm vụ của Đề án nói riêng.

Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06).

Đề án 06 có 7 quan điểm chỉ đạo lớn, với mục tiêu tổng quát ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; phục vụ phát triển công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp.

Kết quả nổi bật của Đề án 06

1- Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa được triển khai tích cực. Cơ bản giải quyết được vấn đề điểm nghẽn thể chế, chính sách liên quan đến vấn đề kinh phí, đặc biệt là đầu tư dự án về công nghệ thông tin, mua sắm trang thiết bị,…

2- Thủ tục hành chính, quy định kinh doanh tiếp tục được cắt giảm, đơn giản hóa; số lượng và chất lượng dịch vụ công trực tuyến được nâng lên: Đã triển khai 49/76 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia; trong đó, 23/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 đã được thực hiện toàn trình, giúp tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng/năm.

3- Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kích hoạt được trên 57,9 triệu tài khoản VNeID; kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 18 bộ, ngành, 63 địa phương, 04 doanh nghiệp nhà nước. Đã tạo lập được 32,1 triệu sổ sức khỏe cho người dân, 15 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID; tiếp nhận và xử lý trên 81 nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID.

Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, Đề án 06 còn tồn tại một số hạn chế như: Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn chưa kịp thời; vẫn còn khoảng trống trong xây dựng các văn bản pháp lý cho chuyển đổi số nói chung và triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 nói riêng.

Dữ liệu chưa thực sự "đúng, đủ, sạch, sống"; tính liên thông, chia sẻ, đồng bộ hiệu quả chưa cao, việc bảo đảm vận hành thông suốt giữa các hệ thống còn nhiều bất cập;

Việc triển khai các nhiệm vụ về số hóa dữ liệu đất đai, hộ tịch; tích hợp Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID; cung cấp các nhóm dịch vụ công liên thông điện tử ở một số địa phương còn chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng theo chỉ đạo.

Các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Lãnh đạo các bộ, cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát các quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết về "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể; sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của chuyển đổi số quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng. Trong đó, để giải quyết dứt điểm những nhiệm vụ chậm tiến độ trong thời gian vừa qua.

Các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo hoàn thiện các chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số nói chung và Đề án 06 nói riêng. Bám sát kế hoạch, lộ trình hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án 06, khắc phục các khó khăn, vướng mắc để hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả.

Đối với các bộ, ngành tập trung tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý; hệ thống hóa và hướng dẫn, tập huấn cụ thể về các quy định, tiêu chuẩn mới liên quan đến lĩnh vực phụ trách để việc áp dụng triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; giải đáp cụ thể các kiến nghị, đề xuất của các địa phương theo tổng hợp của Bộ Công an và gửi lại Tổ công tác để tổng hợp, hoàn thành trước ngày 25 tháng 11 năm 2024.

Đối với các địa phương, các nhiệm vụ chậm tiến độ theo báo cáo của Bộ Công an, các địa phương tập trung chỉ đạo, bố trí nguồn lực, nâng cấp hạ tầng số, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm hoàn thành trong năm 2024; nghiên cứu kinh nghiệm triển khai các mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo của các địa phương khác trong thực hiện Đề án 06 và căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn để áp dụng triển khai hiệu quả, phù hợp.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai của các địa phương theo chỉ đạo.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw