Trẻ em có nên học lập trình ngay từ bậc học phổ thông?

Học lập trình sớm không chỉ giúp học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng số vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho các em khi tham gia thị trường lao động.

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao. Đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa có giải pháp triệt để.

Thời gian đào tạo lập trình quá ngắn và không được phân bổ hợp lý giữa các cấp học được xem là một trong các nguyên nhân.

Để khắc phục hạn chế trên, tại một tọa đàm về nhân lực số được tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đề xuất đưa lập trình vào chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là cấp 3, nhằm giúp học sinh tiếp cận sớm với công nghệ và sẵn sàng cho thị trường lao động.

Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Ban Khoa giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam, người Việt rất thông minh, thế nhưng, có một nghịch lý khi Việt Nam lại nổi tiếng với nguồn nhân lực giá rẻ.

Thanh niên Việt Nam sức dài vai rộng nhưng làm ra chỉ 5-7 triệu/tháng. Ở các công ty công nghệ, mỗi người lao động chỉ cần 1 cái bàn khoảng 2 mét vuông, 1 bộ máy tính để viết phần mềm, năng suất của họ bằng cả trăm lao động phổ thông. Đã đến lúc Việt Nam cần có một nguồn nhân lực không rẻ mà phải là hàng chất lượng cao”, TS. Nguyễn Thanh Sơn kỳ vọng.

Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam - TS. Nguyễn Thanh Sơn.
Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam - TS. Nguyễn Thanh Sơn.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho hay, để có được đầu vào chất lượng cho bậc đại học, cần trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức, tư duy và kỹ năng về Toán, STEM, lập trình.

Theo Phó Cục trưởng Cục CNTT, những bạn trẻ có năng lực, nguyện vọng có thể được hướng nghiệp sớm từ cấp 3. Điều này giúp các em có thể tham gia thị trường lao động ngay từ khi kết thúc thời gian học phổ thông.

Ở góc nhìn của một đơn vị chuyên đào tạo, ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Aptech Việt Nam cho biết, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, học sinh đã thành thạo một số công nghệ lập trình như Python, Java trước cả khi vào đại học.

Sinh viên Việt Nam chỉ có thời gian rất ngắn trong 4 năm đại học để học lập trình, trong khi phần lớn thời gian dành cho các môn học đại cương và cơ sở.

"Kỳ vọng sinh viên Việt Nam có thể nắm vững các công nghệ mới trong thời gian đào tạo ngắn như vậy là điều bất khả thi", ông Tuấn Anh nhận định.

Là một trong những người sớm đưa kỹ năng lập trình vào bậc học phổ thông, ông Hoàng Văn Lược (Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ) cho rằng, thế hệ trẻ Việt Nam cần nắm bắt và tiếp cận nhanh với công nghệ, đặc biệt là về AI, Big Data.

"Ngay từ bây giờ phải đưa các môn công nghệ, lập trình vào trung học phổ thông. Sau 3 năm học, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, thậm chí các em có thể đi làm ngay để kiếm tiền nuôi gia đình", ông Lược nói.

Các bạn trẻ trong một khóa học lập trình.
Các bạn trẻ trong một khóa học lập trình.

Trên thực tế, việc đưa lập trình vào chương trình cấp 3 không chỉ giúp giải quyết vấn đề nhân lực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho học sinh.

Là một phụ huynh từng cho con theo học lập trình ngay từ năm học lớp 10, chị N.L. Hương (Hà Nội) lúc đầu rất lo lắng, hoang mang, không biết con có theo được chương trình hay không, nếu không thì phải rẽ ngang thế nào.

Tuy nhiên, sau đó chị đã thở phào nhẹ nhõm khi hết cấp 3, con gái chị vừa đỗ khóa tốt nghiệp về lập trình, lại đỗ cả các trường đại học trong nước.

Chia sẻ về câu chuyện của gia đình mình, chị cho biết, trong 3 năm học cấp 3, con gái chị đã thay đổi rất nhiều. Học lập trình giúp các bạn trẻ có tư duy lập trình, từ đó theo học tất cả các môn văn hóa khác theo cách rất khoa học.

Học lập trình còn giúp các con hình thành tư duy trong việc viết luận, viết CV thuyết phục các nhà tuyển dụng sau này. Tư duy lập trình không chỉ có ích cho các bạn trẻ trong công việc, học tập mà còn hữu ích trong cả cuộc sống sau này, nhất là những khi cần ra quyết định", chị Hương nói.

Nhìn chung, các chuyên gia đều đồng ý với nhận định đưa lập trình vào chương trình giáo dục cấp 3 là một giải pháp khả thi và cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực CNTT chất lượng cao tại Việt Nam.

Điều này không chỉ giúp học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng số vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho các em khi tham gia thị trường lao động.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng công nghệ vào công tác quản lý môi trường. Nhờ đó, không chỉ nâng cao hiệu quả vận hành mà còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường đô thị, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

fb yt zl tw