Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số (CRC), TikTok Việt Nam cùng Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam, Big Heart MCN và các đối tác vừa chính thức tổ chức lễ công bố chương trình “thúc đẩy phát triển kinh tế số - đồng hành cùng trách nhiệm xã hội”. Đây là chương trình nhằm thúc đẩy kinh tế gắn liền với các vấn đề an sinh xã hội của người dân.

Thông qua chương trình, các bên kỳ vọng sẽ tạo ra kênh kết nối hiệu quả nhằm chia sẻ các kiến thức, huấn luyện kỹ năng xây dựng, phát triển hệ thống kênh truyền thông trên các nền tảng số, từ đó thúc đẩy quảng bá thương hiệu cho các tổ chức giáo dục….

Toàn cảnh lễ công bố Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” vừa được các bên tổ chức vào chiều 5/11 tại Hà Nội.

Toàn cảnh lễ công bố Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” vừa được các bên tổ chức vào chiều 5/11 tại Hà Nội.

Mục tiêu chính của chương trình là “Hợp tác nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam”, “Kiên cố hóa trường học và nhà ở công vụ cho giáo viên” tại 50 điểm trường và 15 bếp ăn trong giai đoạn từ 2025 đến 2030 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; “thúc đẩy phát triển kinh tế số đồng hành cùng trách nhiệm xã hội - Tuyên truyền kỹ năng phòng chống thiên tai”; “Hội chợ Tết 0 đồng 2025”…

Trong số đó, chương trình hợp tác nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam được đặc biệt chú trọng. Chương trình này sẽ triển khai tập huấn kỹ năng xây dựng hệ thống kênh truyền thông xã hội trên nền tảng số, giúp chia sẻ kiến thức và kỹ năng xây dựng, phát triển hệ thống kênh truyền thông trên các nền tảng số, từ đó thúc đẩy quảng bá thương hiệu cho các tổ chức, giáo dục…

Để thực hiện được các mục tiêu kể trên, chương trình sẽ triển khai các hoạt động chính gồm: Tổ chức các phiên mega livestream; Triển khai các chiến dịch nội dung gắn hashtag chương trình hợp tác với các Bộ, ban, ngành và TikTok Việt Nam; Quản lý các kênh truyền thông sở hữu thuộc hệ thống kênh của chương trình (MCN), đảm bảo phục vụ mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế số, đồng thời lan toả truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhận định, kinh tế số đang mở ra những cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế, xã hội cho người dân, đặc biệt là thanh niên, giúp kết nối các nguồn lực để thực hiện trách nhiệm xã hội. Đây cũng là mục tiêu lớn nhất mà chương trình hướng tới.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam – một trong những đơn vị tham gia ký kết trong chương trình cũng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số không còn là xu hướng (trend) mà đã đi vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó hoạt động của thanh niên là rất quan trọng. Câu chuyện nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam không chỉ bao gồm với học sinh, sinh viên mà còn cả công nhân, những người lao động trẻ khác và cả những người yếu thế trong xã hội…. làm thế nào để họ có thể tự chăm lo cho đời sống của mình thay vì sự thương hại.

Trong phạm vi, năng lực của mình, TikTok Việt Nam sẽ đồng hành cùng chương trình, thông qua việc triển khai các nội dung video ngắn và sự hợp tác của những nhà sáng tạo nội dung, nhằm lan tỏa và thu hút sự tham gia của cộng đồng.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

“Vấn đề bản quyền trong môi trường số ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của các tác giả, các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp mà còn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế sáng tạo và thương mại điện tử”, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, nhận định.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

fb yt zl tw