Đề xuất quy định về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet.

Dự thảo Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 49 Luật Viễn thông về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet; áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nội dung quy hoạch kho số viễn thông gồm: Quy hoạch mã, số dịch vụ; quy hoạch số thuê bao; quy hoạch mã định tuyến kỹ thuật...
Nội dung quy hoạch kho số viễn thông gồm: Quy hoạch mã, số dịch vụ; quy hoạch số thuê bao; quy hoạch mã định tuyến kỹ thuật...

Theo dự thảo, nội dung quy hoạch kho số viễn thông gồm những nội dung sau:

a) Quy hoạch mã đích quốc gia;

b) Quy hoạch mã, số dịch vụ;

c) Quy hoạch số thuê bao;

d) Quy hoạch mã định tuyến kỹ thuật;

e) Quy hoạch số dịch vụ khẩn cấp, cứu nạn cứu hộ của cơ quan công an, cứu hoả, cấp cứu;

f) Quy hoạch mã, số phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh.

Nội dung quy hoạch tài nguyên Internet gồm: Quy hoạch tên miền Internet; quy hoạch địa chỉ IP; quy hoạch số hiệu mạng.

Lập, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch

Dự thảo nêu rõ, cơ quan lập quy hoạch xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo về điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển ngành.

Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch: Căn cứ lập quy hoạch; quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch; phạm vi, đối tượng, thời kỳ quy hoạch; xác định các nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch; dự báo nhu cầu phát triển trong kỳ quy hoạch; yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; yêu cầu về sản phẩm quy hoạch (thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ); thời hạn lập quy hoạch, kế hoạch lập quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.

Cơ quan lập quy hoạch xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.

Sau khi được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch xây dựng các nội dung của quy hoạch, tổ chức lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan về dự thảo quy hoạch.

Việc lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày. Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện Hồ sơ lập quy hoạch.

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ nội dung của quy hoạch trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, trên các phương tiện thông tin đại chúng; và thông qua các hội nghị, hội thảo phổ biến văn bản quy phạm pháp luật.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

“Vấn đề bản quyền trong môi trường số ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của các tác giả, các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp mà còn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế sáng tạo và thương mại điện tử”, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, nhận định.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

fb yt zl tw