Doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn.

3.jpg
Quang cảnh hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững hơn trong các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư nhấn mạnh: Đối với Việt Nam, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh.

Đồng hành với Chính phủ trong hành trình đó, không thể thiếu vai trò đắc lực của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trong thực tế, các doanh nghiệp đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều hành động thiết thực, hiệu quả trong các hoạt động đầu tư kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực, các phân ngành của nền kinh tế theo hai xu hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Theo ông Lê Trọng Minh, xu hướng chuyển đổi kép, bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang mở ra cơ hội to lớn, tạo động lực mạnh mẽ cho Việt Nam tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững. Nhưng quá trình này cũng tạo ra nhiều thách thức về thể chế, tài chính, công nghệ...

Không ít giải pháp đã được thực hiện trong thời gian qua, đem lại những kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp, cho cộng đồng và cho cả đất nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kép cũng đặt ra những bài toán hóc búa cần giải quyết, nhất là vấn đề huy động nguồn lực.

Vì vậy, đây chính là thời điểm quan trọng và cần thiết để nhìn nhận, đánh giá lại những lợi thế cạnh tranh và tiềm năng của Việt Nam cũng như các cơ chế, chính sách đã và đang được thực hiện, những mặt được và chưa được, để từ đó tìm ra lời giải nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi kép, hướng tới phát triển bền vững.

Tại hội thảo, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đối với Việt Nam, chuyển đổi số đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.

Năm 2020, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP là 12%, đến năm 2023, kinh tế số đã đóng góp 16,5% GDP, với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm.

Tuy nhiên, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh chưa thực sự là quá trình song hành. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2023 về xu hướng chuyển đổi kép đã chỉ ra sự liên hệ giữa công nghệ số và công nghệ xanh.

Trong giai đoạn 2017-2021, Việt Nam nắm giữ 15% trong tổng số 493 bằng sáng chế xanh tại các thị trường mới nổi, xếp sau Malaysia (51%) và Thái Lan (20%). Hầu hết các bằng sáng chế về công nghệ chuyển đổi xanh của Việt Nam liên quan đến các lĩnh vực năng lượng gió, quản lý chất thải, giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước, công trình xanh.

Trong khi đó, xét về các công nghệ chuyển đổi số, Việt Nam chỉ chiếm 8% trong tổng số 537 bằng sáng chế của các nền kinh tế đang phát triển, xếp sau Malaysia (58%), Philippines (16%) và Thái Lan (11%).

Phân tích từ Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chuyển đổi số chính là động lực quan trọng để thúc đẩy sự thành công của chuyển đổi xanh và xu hướng chuyển đổi kép. Đây cũng chính là xu hướng tất yếu mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới cũng như mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề đang đặt ra cho quá trình chuyển đổi kép ở Việt Nam hiện nay, nhất là tại các doanh nghiệp.

Đó là việc ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình đẳng và lộ trình giảm thiểu các tác động tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Việc triển khai chuyển đổi kép cần có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của tất cả các bên liên quan. Trong đó, nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tạo lập khung khổ thể chế chính sách, hỗ trợ ban đầu và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, cốt lõi trong quá trình này, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin nhằm nắm bắt kịp xu thế tiến bộ của thế giới, nhất là các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo cũng là yếu tố rất cần thiết để chuyển đổi kép.

Trong quá trình này, các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để thực hiện chuyển đổi kép.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

fb yt zl tw