Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ

LCĐT - Ở vùng cao Lào Cai, cây thông gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ, họ sử dụng hình tượng cây thông để trang trí, tạo hình trên y phục và trang sức với ý nghĩa mong ước cho con người được trường thọ, có sức mạnh.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 1
Hình cây thông trên ấn sau lưng áo.

Dân tộc Dao nói chung và tộc người Dao đỏ nói riêng rất coi trọng hình tượng cây thông, bởi cây thông tượng trưng cho sự trường thọ, sức mạnh. Khi làm ra các bộ trang phục truyền thống, người Dao đỏ thêu nhiều hình cây thông trang trí trên chiếc tạp dề, trên ống quần và trên dấu áo của nam và nữ, vừa trang trí, làm đẹp cho người mặc, vừa có ý nghĩa về mặt văn hóa.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 2
Hoa văn cây thông trên khăn đội đầu.

Người Dao đỏ có câu thành ngữ: “Con gái không biết thêu thùa làm trang phục, con gái ế. Con gái giỏi thêu thùa làm trang phục, con gái đắt chồng”, ý nói con gái người Dao đỏ giỏi thêu thùa làm trang phục sẽ được nhiều chàng trai tìm hiểu, lựa chọn làm vợ, sống lâu trăm tuổi. Vì thế, trẻ em gái ngay từ lúc 6 - 7 tuổi đã được bà và mẹ dạy biết cầm kim thêu chỉ màu để tạo nên những tấm thổ cẩm đặc trưng của người Dao đỏ. Khi lớn hơn, các cô gái đã thành thục việc tạo ra bộ y phục cho riêng mình và cho chồng. Trước khi cưới, nhà trai mang vải và chỉ đến để trong 1 năm cô gái thêu thùa, cắt may cho mình 1 - 2 bộ y phục mang về nhà chồng sử dụng. Dĩ nhiên, trên chiếc áo, quần họ mặc tùy theo từng vị trí, họ thêu trang trí tạo hình nghệ thuật hình cây thông trên ống quần, dấu ấn đằng sau lưng áo, trên chiếc tạp dề… tạo thành một mảng màu lớn với nhiều sắc màu. Các họa tiết, hoa văn trang trí làm nổi bật bộ y phục của người Dao đỏ.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 3
Hoa văn cây thông trên viền tay áo của người Dao đỏ.

Kết hợp với y phục là việc sử dụng các trang sức bạc tạo nên giá trị vật chất của bộ trang phục. Người Dao đỏ hiện nay vẫn lưu giữ nghề chạm khắc bạc, tạo ra các sản phẩm vòng bạc, nhẫn, hoa tai, vòng tay, cúc, chuông bạc... và đặc biệt là các hình lá bạc làm giống hình cây thông. Hình lá bạc này được người Dao đỏ sử dụng nhiều trong đám cưới, đám cấp sắc, nhà nào cũng phải có ít nhất 2 lá thông bạc trở nên. Quan niệm của người Dao đỏ coi bạc là tài sản có giá trị kinh tế, là trang sức làm đẹp, đồng thời có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 4
Trang trí hình lá cây thông cắt bằng giấy.

Trong đời sống văn hóa, khi đón dâu vào nhà chồng, các ông mối, đoàn thợ kèn đều mặc bộ trang phục truyền thống. Các thầy dẫn đón dâu cuốn thêm miếng vải đỏ vắt chéo người, đính trên đó là chiếc lá thông bạc. Ở trong nhà treo vải đỏ khắp nhà và cắm các lá thông bạc với ý nghĩa ngăn chặn mọi cái xấu vào nhà nhằm cầu chúc cho cô dâu, chú rể có cuộc sống vợ chồng viên mãn, hạnh phúc. Trong lễ cấp sắc, khi đón thầy, chủ nhà sử dụng miếng vải đỏ đính lá thông để quàng qua người các thầy, thể hiện tình cảm trân trọng, đồng thời nhằm trừ tà, ngăn mọi thứ xấu bám theo các thầy vào nhà đám…

Hình tượng cây thông được sử dụng rất nhiều trong đời sống và có ý nghĩa, giá trị về vật chất cũng như tinh thần của người Dao đỏ.
 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw