Đằng sau "hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ

Từ một người vô danh tự nhận đang "tập học” theo lời Phật dạy và đầu trần, chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, Thích Minh Tuệ được các youtuber, tiktoker, facebooker… thổi lên thành “hiện tượng mạng”. Đằng sau câu chuyện này là gì?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Người nổi tiếng bất đắc dĩ

Thích Minh Tuệ được gọi là “thầy”, là “nhà sư” trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, ông không phải là người tu hành đúng nghĩa. Điều này đã được Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định vào ngày 16/5: "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

“Sư Thích Minh Tuệ” chính là ông Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh, thường trú tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, từng là nhân viên đo đạc địa chính. Người này cũng không tự nhận mình là “thầy”, nói rằng ông đang “tập học” theo lời dạy của Đức Phật.

Thực ra, Thích Minh Tuệ cũng không làm điều gì quá dị thường. Ông chỉ đang “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà (khổ hạnh). Rất nhiều nhà tu hành cũng đang thực hành hạnh đầu đà như vậy - mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây hoặc nơi nhà hoang, nghĩa địa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi…

Thích Minh Tuệ đã thực hành hạnh đầu đà được 6 năm và 4 lần đi bộ từ Nam ra Bắc rồi quay lại. Thiếu vắng các youtuber, tiktoker, facebooker nên các chuyến “chân trần xuyên Việt” của ông trước đây không gây ra sự ồn ào nào. Lần này, chính ông cũng nói rằng bản thân không chủ động lôi kéo sự chú ý của dân chúng. Khi có người xin đi theo về Hà Giang, ông đáp: "Nếu thấy an lạc, hạnh phúc thì cứ đi, con không mời cũng không xua đuổi ai cả”.

Trong giáo pháp của Đức Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu. Thích Minh Tuệ chọn cách hạnh đầu đà là quyền lựa chọn riêng của ông, những người khác chọn pháp tu khác cũng là quyền của họ. Không có sự đúng - sai, hơn - kém ở đây.

Để lôi kéo người dùng mạng vì mục đích bán hàng, muốn được chú ý hay do bị chi phối bởi động cơ nào đó, một số youtuber, tiktoker, facebooker đã làm quá lên về Thích Minh Tuệ, kích động tính hiếu kỳ của mọi người, nhất là giới trẻ. Hùa theo đám đông, chạy theo trào lưu, nhiều người đón lõng “sư thầy đi bộ”, rồng rắn đi theo cả một quãng đường dài, xô đẩy, tranh chỗ đứng gần ông để chụp ảnh, quay phim… Cảnh tượng lộn xộn đó gây phản cảm và phản tác dụng đối với mong muốn của chính Thích Minh Tuệ.

Không bỏ lỡ cơ hội, những thế lực thù địch đã lợi dụng “hiện tượng Thích Minh Tuệ” để chống phá chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên mạng xã hội.

Mục đích đầu tiên mà thế lực thù địch nhắm tới là chia rẽ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Chúng gieo rắc, thổi phồng mâu thuẫn, tranh chấp để khẳng định rằng tôn giáo và chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam không thể song hành; đánh tráo khái niệm bằng cách tuyệt đối hóa quyền tự do tín ngưỡng - tôn giáo không chịu bất cứ sự ràng buộc, chế tài xử phạt nào; bịa đặt rằng Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương “phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo”.

Trong vụ việc Thích Minh Tuệ, nếu đám đông quây quanh “sư thầy đi bộ” gây lộn xộn và cơ quan chức năng phải can thiệp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông thì các thế lực thù địch sẽ rêu rao: “Công an cản trở nhà sư hành đạo!”.

Mục đích thứ hai của thế lực thù địch là chia rẽ giữa người theo đạo và người không theo đạo, chia rẽ các tôn giáo với nhau, gây mâu thuẫn bên trong từng tôn giáo nhằm làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc của chúng ta.

Trong vụ việc Thích Minh Tuệ, trên mạng xã hội đã xuất hiện những luận điệu gây mâu thuẫn giữa Phật giáo và Công giáo, bài xích Giáo hội Phật giáo Việt Nam, so sánh thiếu thiện chí giữa “nhà sư đi bộ” với hàng chục nghìn tăng, ni “đang hưởng lạc trong chùa to, cổng kín”, coi khổ hạnh là chánh pháp, là pháp tu duy nhất đúng.

Mục đích thứ ba là cổ xúy, “anh hùng hóa” các hiện tượng mạng xã hội theo hướng đối lập với những giá trị truyền thống.

Trong vụ việc Thích Minh Tuệ, bên cạnh sự nồng nhiệt thái quá của mạng xã hội thì các thế lực chống phá bên ngoài đang ra sức tô vẽ rằng ông này “gợi nhớ hình ảnh của Đức Phật năm xưa”, rêu rao rằng hiện nay người dân Việt Nam đã bắt đầu thấy cần thiết phải có "Đức Phật” trong trái tim hay trong ngôi nhà của mình.

Tự do tôn giáo, không phải “tự do lợi dụng tôn giáo”

Việt Nam thuộc nhóm 12 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương có mức độ đa dạng tôn giáo rất cao. Đây không phải là sự tự đánh giá của Chính phủ ta mà là kết quả khảo sát của Viện Diễn đàn Pew có trụ sở ở Mỹ.

Còn theo Ban Tôn giáo Chính phủ, nước ta có 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số).

Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất, có hơn 14 triệu tín đồ, sở hữu 18.544 ngôi chùa với gần 55.000 tăng, ni đang tu hành. Công giáo xếp thứ hai với hơn 7 triệu tín đồ và 7.771 cơ sở thờ tự. Đạo Tin Lành và đạo Cao Đài đứng thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và người dân được tự do lựa chọn tôn giáo, lựa chọn tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng.

Năm 2003, Nhà nước ta công nhận 6 tôn giáo với 15 tổ chức, 17 triệu tín đồ, khoảng 20.000 cơ sở thờ tự; 34.000 chức sắc, 78.000 chức việc. Đến năm 2022, Nhà nước ta công nhận 16 tôn giáo với 43 tổ chức, 26,5 triệu tín đồ, hơn 53.000 chức sắc, khoảng 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự.

Trong số 16 tôn giáo được Nhà nước chính thức công nhận thì có tới 9 tôn giáo từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Bà La Môn giáo, Hồi giáo…).

Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Cả nước hiện có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo tại các địa phương.

Luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo nhưng cũng nghiêm khắc xử lý các hành vi lợi dụng tôn giáo.

Điều 24 của Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật".

Còn Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: "Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi".

Những ngày này, đồng bào Phật giáo trên cả nước cũng đang hân hoan đón mừng đại lễ Phật đản hằng năm. Đây là một trong những minh chứng về việc Đảng, Nhà nước ta luôn đảm bảo đưa những quy định của pháp luật về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng vào thực tế đời sống, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa những vi phạm pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng cũng sẽ phải bị xử lý nghiêm.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw