23 người mất tích ở ngoài khơi Tunisia khi tìm đường đến châu Âu

Vệ binh Quốc gia Tunisia (TNG) ngày 18/5 thông báo 23 người di cư đã mất tích từ 2 tuần qua khi cố gắng vượt Địa Trung Hải để nhập cảnh trái phép vào Italy.

Thuyền chở người di cư ở ngoài khơi thành phố Sfax, miền Nam Tunisia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ châu Phi, TNG - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia - khẳng định các hoạt động tìm kiếm vẫn đang được tiến hành. Thông báo cho biết 23 người di cư “đã ra khơi vào ban đêm trong khoảng thời gian từ ngày 3-4/5” với điểm xuất phát là bờ biển thị trấn Korba thuộc tỉnh Nabeul (phía Tây Bắc Tunisia), đồng thời khẳng định thân nhân của những người mất tích chỉ liên lạc với chính quyền Tunisia 10 ngày sau đó.

Thi hành mệnh lệnh của các công tố viên Nabeul, TNG đã bắt giữ 5 nghi phạm được cho là dính líu đến hành vi tổ chức vượt biên. 2 trong số những người mất tích có liên quan đến một số đối tượng tổ chức vượt biên.

Tunisia nằm ở trung tâm Địa Trung Hải, là điểm khởi hành quan trọng của những người di cư bất chấp mạo hiểm để thực hiện những chuyến đi biển đầy nguy hiểm với hy vọng đến được “miền đất hứa” châu Âu. Diễn đàn Kinh tế và Quyền lợi xã hội (FTDES) của Tunisia - tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát các vấn đề di cư - ước tính hơn 1.300 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trong năm 2023 do bị đắm tàu.

Tuần trước, chính quyền Tunisia công bố báo cáo ghi nhận số vụ chặn người di cư tăng 22,5%, với hơn 21.000 người bị ngăn cản rời khỏi quốc gia Bắc Phi hoặc được giải cứu trong 4 tháng đầu năm 2024. Theo TNG, 21.545 người di cư đã bị chặn từ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến 30/4, cao hơn so với con số 17.576 trong cùng kỳ năm ngoái. Kể từ ngày 1/1, thi thể của 291 nạn nhân trong các vụ đắm thuyền đã được trục vớt so với 572 trường hợp của cả năm ngoái.

Số liệu của Chính phủ Italy cho thấy Tunisia trong năm ngoái là quốc gia có số lượng người di cư bất hợp pháp lớn thứ hai ở “Đất nước hình chiếc ủng”, với 17.304 người, chỉ đứng sau Guinea với 18.204 trường hợp.

Tunisia đã đẩy mạnh các hoạt động ngăn chặn người di cư trái phép khởi hành từ nước này, sau những thỏa thuận giữa chính phủ của quốc gia Bắc Phi với Liên minh châu Âu (EU) và Italy về việc cung cấp hỗ trợ tài chính và hợp tác kinh tế để đổi lấy cam kết của Tunis hạn chế dòng người di cư. Tuy nhiên, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt được chính quyền Tunisia áp dụng, tình trạng di cư bất hợp pháp từ bờ biển nước này vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

fb yt zl tw