Bảo vệ bản quyền trong môi trường số

Để công nghiệp sáng tạo nội dung số phát triển một cách bền vững thì vấn đề bản quyền phải được giải quyết triệt để, không thể để tình trạng vi phạm tràn lan.

Xuất bản điện tử là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Tràn lan vi phạm

Sự phát triển của kỹ thuật số đã mang lại những công cụ sáng tạo đột phá, mở ra một môi trường mới để lưu giữ, phân phối, khai thác và sử dụng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng. Tuy vậy, môi trường số cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan...

Ông Hoàng Long Huy - Trưởng phòng quản lý Công nghiệp văn hóa, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho rằng, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, ngành công nghiệp văn hóa cũng đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo vệ bản quyền các sản phẩm, khi mà hoạt động sao chép ngày càng trở nên dễ dàng, việc tự bảo vệ quyền của chủ thể đối diện nhiều thách thức.

Thời gian qua, với việc phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội như Facebook, TikTok, thì cũng xuất hiện nhiều video, các đoạn phim ngắn, và việc bình luận phim trên các nền tảng này cũng không hề có giới hạn. Điều đáng nói là những video ngắn này lại thu hút nhiều lượt xem. Những video trên danh nghĩa bình luận kiểu này đã tiết lộ những nội dung chính của phim. Hành vi này đã khiến đơn vị làm phim thiệt hại không nhỏ. Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm bản quyền cũng rất đa dạng từ xâm phạm quyền tác giả như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm...

Hay như đối với các trận đấu bóng đá, hàng loạt website ngang nhiên vi phạm bản quyền phát sóng trực tiếp các trận bóng đá trên không gian mạng. Chỉ cần vào công cụ tìm kiếm gõ từ khóa "trực tiếp bóng đá", hàng chục triệu kết quả với hàng nghìn địa chỉ website sẽ hiện ra. Trong đó, tại nhiều địa chỉ người ta có thể trực tiếp xem các trận bóng đá lớn như Ngoại hạng Anh, Champions League… Điều này đã khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bị tổn thất nặng nề. Có doanh nghiệp đã bỏ ra hàng triệu USD để mua bản quyền phát sóng các trận bóng đá hay phim ảnh tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực xuất bản, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra. Trong đó có xuất bản và phát hành sách, đặc biệt là sách điện tử trên không gian mạng. Tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã ảnh hưởng tới môi trường sáng tạo, đầu tư, đặc biệt là đối với việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam đang bào mòn nguồn lực của các nhà sản xuất nội dung trong nước. Nguyên nhân được bắt nguồn từ chính hạ tầng công nghệ chưa thể ứng dụng những giải pháp công nghệ. Ngoài ra, trở ngại về mặt pháp lý cũng khiến nhiều cá nhân, đơn vị lúng túng, họ không thực sự mặn mà với các giải pháp về công nghệ.

Tìm giải pháp hữu hiệu

Quyền tác giả, quyền liên quan là bộ phận quan trọng của Luật Sở hữu trí tuệ, việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời là một trong những điều kiện để hội nhập vào hệ thống kinh tế thương mại quốc tế.

Ông Trần Hoàng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả khẳng định, làm tốt việc bảo hộ bản quyền là yếu tố quan trọng để xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh. Đóng góp GDP ngày càng nhiều, tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Theo ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam), công nghệ là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong bảo vệ bản quyền trên nền tảng số, vì vậy, cần nâng cao năng lực, kiểm duyệt nội dung tự động, hỗ trợ pháp lý bản quyền, phát hiện, báo cáo vi phạm bản quyền. Phải coi bảo vệ bản quyền như bảo vệ tài sản.

Luật sư Nguyễn Anh Tú - Công ty Luật TNHH LLA Legal (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, để ngăn chặn vấn nạn này, cần hoàn thiện cổng thông tin đăng ký tác quyền. Từng bước triển khai việc nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain; tích hợp quản lý tác quyền số, nghiên cứu và phát triển các công nghệ thu phí tác quyền bằng blockchain... Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn, cụ thể hơn, nhất là vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số và bảo vệ bản quyền bằng giải pháp công nghệ.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw