Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5):

Bảo tàng tỉnh và nỗ lực đổi mới

Theo Luật Di sản văn hóa, bảo tàng là một thiết chế văn hóa hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5) năm 2024 với chủ đề “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu” đã khẳng định thêm vai trò của bảo tàng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về giáo dục và nghiên cứu. Bảo tàng tỉnh Lào Cai cũng đã và đang nỗ lực làm tốt vai trò giáo dục gắn với thiết chế bảo tàng.

z5451657063857_74d0aa317ab95b8975f7e7454c247cf8.jpg
Bảo tàng Lào Cai thu hút nhiều học sinh tham quan, trải nghiệm.

Vai trò giáo dục của bảo tàng

Khi nói về vai trò giáo dục của bảo tàng, trước hết cần thấy rằng bảo tàng không thực hiện hoạt động dạy học cho công chúng. Bảo tàng thực hiện vai trò giáo dục thông qua không gian trưng bày các hiện vật và các hoạt động trải nghiệm. Công chúng có cơ hội được học tập, tìm hiểu, khám phá tri thức một cách chủ động theo cách thức đa dạng, mang tính trực quan sinh động, tạo sự gợi mở, kích thích tinh thần tự học, tự tiếp nhận, tự sáng tạo, từ đó hình thành hệ thống tri thức cho chính bản thân mình.

z5451657178088_4f06c5cbea4f0604ba68053fcd3d13c0.jpg
Bảo tàng tỉnh có nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
z5451662524511_309fca873dc79b46113d664fa45dad82.jpg
Học sinh trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa cộng đồng tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Bảo tàng tỉnh

Mặt khác, bằng hoạt động trưng bày và diễn giải di sản đã tạo ra môi trường giao tiếp, tương tác văn hóa thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng trong xã hội đa văn hóa. Từ đó, tăng cường giao lưu, tiếp biến văn hóa, gắn kết với cộng đồng và tăng cường tôn trọng đa dạng văn hóa. Đồng thời, quá trình diễn giải di sản bằng thuyết minh, giới thiệu giúp cho các hiện vật có đời sống sống động hơn để kể những câu chuyện, truyền đi những thông điệp. Như thế, bản chất quá trình này đã là một quá trình của giáo dục. Với mục tiêu lấy công chúng làm trung tâm, bảo tàng là địa điểm thích hợp để thực hiện chức năng giáo dục.

Nỗ lực đổi mới

Với vai trò giáo dục như trên đòi hỏi bảo tàng không ngừng đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động để tạo dựng môi trường học tập và nghiên cứu cho công chúng. Kể từ khi tiếp quản và sử dụng công trình nhà bảo tàng tại khu vực trung tâm hành chính của tỉnh (từ năm 2016 đến nay), Bảo tàng tỉnh Lào Cai không ngừng nỗ lực thực hiện đổi mới đồng bộ để ngày càng đáp ứng yêu cầu giáo dục của thiết chế bảo tàng.

Trước hết, Bảo tàng tỉnh duy trì và đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm để xây dựng hệ thống các hiện vật có giá trị, hình thành những bộ sưu tập phục vụ cho việc xây dựng các không gian trưng bày có nội dung hay, truyền tải đi các thông điệp có giá trị về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương. Mỗi năm, Bảo tàng tỉnh đều duy trì việc bổ sung hiện vật. Đặc biệt, Bảo tàng tỉnh tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động hiến, tặng hiện vật, phối hợp với các câu lạc bộ sưu tầm cổ vật trên cả nước, tiếp nhận hàng nghìn hiện vật với nhiều chủng loại khác nhau. Cùng với việc gia tăng số lượng và chất lượng các hiện vật, Bảo tàng tỉnh thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bảo quản hiện vật tại hệ thống kho.

dsc-0339-3401.jpg
z4902043686175-7bacedf6894231545cbf6fda2b1cb201-1005.jpg
dsc-0301-1508.jpg
Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Lào Cai tiếp nhận hiện vật được trao tặng..jpg
Bảo tàng tỉnh tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động hiến, tặng hiện vật, tiếp nhận hàng nghìn hiện vật. Ảnh: Phương Thảo

Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp) trong đổi mới trưng bày chuyên đề tại bảo tàng. Các chuyên gia của vùng Nouvelle Aquitaine đã hỗ trợ đào tạo cán bộ của Bảo tàng tỉnh trong việc tổ chức trưng bày hiện vật, sắp xếp không gian trưng bày theo hướng hiện đại và có khả năng tiếp cận công chúng. Có thể kể đến như không gian trưng bày về đa dạng sinh hoạt và không gian trưng bày về các dân tộc tỉnh Lào Cai. Những không gian trưng bày này tạo điều kiện cho công chúng, nhất là học sinh tương tác được với các bộ sưu tập, thông qua các hiện vật để nâng cao nhận thức và hành động. Tại Bảo tàng tỉnh đang duy trì trưng bày thường xuyên về lịch sử Lào Cai, các không gian trưng bày chuyên đề về văn hóa người Dao, về thời bao cấp, về đa dạng sinh học, các tộc người.

z5451662524422_38be63e252b32a4bf48fa18c46d56b44.jpg
z5451662519100_e6d1c72440965bd58ab9b3810769b7b6.jpg
z5451662518986_5b377de88cfe5d32c133cd17e53a2475.jpg
Nhiều hoạt động giáo dục trải nghiệm được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Bảo tàng tỉnh

Hơn thế, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã xây dựng các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh như xây dựng tiết học lịch sử địa phương, xây dựng các hoạt động trải nghiệm văn hóa như làm xôi màu, vẽ sáp ong, viết chữ Nôm Dao tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Bảo tàng cũng mời các nghệ nhân tham gia vào các hoạt động trải nghiệm như nghệ nhân người Dao tham gia hướng dẫn nghệ thuật chữ Nôm Dao để công chúng hiểu về di sản văn hóa phi vật thể của người Dao.

Đặc biệt, để tăng cường thực hiện chức năng giáo dục của bảo tàng, năm 2021, Phòng Giáo dục và Truyền thông được thành lập trên cơ sở kiện toàn vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Sự ra đời của Phòng Giáo dục và Truyền thông thể hiện bước tiến mới của Bảo tàng tỉnh trong sứ mệnh thực hiện vai trò giáo dục.

Trong những năm gần đây, mỗi năm, bảo tàng đón trung bình hàng nghìn lượt học sinh của các trường trên địa bàn tỉnh đến tham quan, học tập, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, ngoài ra còn đón các nhà nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh muốn tìm hiểu về Lào Cai.

Bảo tàng tỉnh Lào Cai đang trở thành cánh cửa đầu tiên mở ra không gian để tìm hiểu về Lào Cai. Dự án tư vấn thiết kế Bảo tàng tỉnh đang được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu về bảo tàng ở Việt Nam hứa hẹn mang đến một không gian giáo dục hấp dẫn, sáng tạo cho các đối tượng công chúng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw