"Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh": Lan toả giá trị lịch sử, văn hóa đất nước Việt Nam

Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh” đã mang tới cho công chúng và du khách đến với TP.HCM dịp này hơn 200 bức ảnh đặc sắc từ các bộ phim về đề tài Điện Biên Phủ và hơn 600 ấn phẩm, tài liệu, sách báo… về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 17/5, Viện Phim Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm "Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh" tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1, TP.HCM).

Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cùng ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM và các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở thành huyền thoại, niềm cảm hứng vô tận cho các nhà làm phim trong nước và quốc tế. Những bộ phim về Điện Biên Phủ, từ phim tài liệu cho đến phim truyện góp phần dần hoàn thiện một bức tranh nghệ thuật mang nhiều thông điệp ý nghĩa về chiến thắng oanh liệt này.

Theo kế hoạch, triển lãm "Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh" được tổ chức tại hai miền Bắc và Nam. Tại miền Bắc, triển lãm được tổ chức tại tỉnh Điện Biên, từ ngày 3 - 8/5/2024, thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân, du khách trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm nhấn đáng chú ý của chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cùng các đại biểu tham quan triển lãm.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông mong rằng, triển lãm tại TP.HCM tiếp tục thu hút và lan tỏa mạnh mẽ đến công chúng vẻ đẹp bất khuất của tinh thần dân tộc, con người Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, cùng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương Điện Biên anh hùng. Đồng thời, Triển lãm còn góp thêm phần hiệu quả cho việc tuyên truyền, quảng bá, tiếp nối những giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước Việt Nam.

Đến với triển lãm, công chúng sẽ được thưởng thức gần 200 bức ảnh được in trích từ các tư liệu, tác phẩm điện ảnh lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam cùng sự hỗ trợ cung cấp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, các văn nghệ sĩ v.v…

Nội dung triển lãm gồm 4 chủ đề chính: Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong tác phẩm điện ảnh; Văn nghệ sĩ với chiến dịch Điện Biên Phủ; Điện Biên hôm nay.

Triển lãm đã phác họa những dấu ấn của chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, sự đổi mới chuyển mình của mảnh đất Điện Biên sau chiến tranh qua những thước phim điện ảnh, cùng vẻ đẹp độc đáo của con người, cuộc sống, văn hóa, phong cảnh… Điện Biên hôm nay trong những tác phẩm nhiếp ảnh.

Cùng với đó, khoảng hơn 600 ấn phẩm, tài liệu, sách, báo… về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tuyển chọn từ kho tư liệu của Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM cũng được trưng bày tại không gian triển lãm.

Đồng thời, trong thời gian triển lãm, BTC sẽ trình chiếu 4 phim về chiến thắng Điện Biên Phủ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ khán giả tham quan triển lãm.

Chương trình chiếu phục vụ diễn ra tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, với các phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ (Xưởng phim Quân đội Nhân dân sản xuất năm 1964); Hồ Chí Minh - Hành trình kiến tạo văn hóa hòa bình" (Viện Phim Việt Nam sản xuất năm 2022); Cột mốc vàng Điện Biên Phủ (Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất năm 2004); Hồ Chí Minh - Chân dung một con Người (Viện Phim Việt Nam sản xuất năm 1990).

Triển lãm diễn ra từ ngày 17/5 đến hết ngày 30/5/2024 tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (69 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo toquoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw