"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bài viết “Điện Biên Phủ: kể lại một sử thi” được Hãng Thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đăng tải ngày 7/5.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhà báo Moisés Pérez Mok - Trưởng cơ quan thường trú của Prensa Latina tại Hà Nội, mở đầu bài viết đầy cảm xúc: "Tiếng vang của những phát súng cuối cùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn vang vọng khi người cha của nền độc lập dân tộc Việt Nam thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang".

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng đến toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên. Trong thư, Bác gửi lời chào thân ái tới các đồng chí thương binh, toàn thể cán bộ và chiến sĩ toàn quốc đã quyết tâm giành được thắng lợi. Tuy nhiên, với sự khiêm tốn và lỗi lạc, Người đã cảnh báo trong thư rằng "Thắng lợi tuy lớn, nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch…".

Nhà báo Pérez Mok khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sức mạnh của quân đội và tinh thần yêu nước của hàng vạn người Việt Nam, trong đó có nhiều người đã hy sinh ở các chiến trường. Nhà báo kỳ cựu của Prensa Latina nhấn mạnh rằng minh chứng rõ nét nhất cho khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong chiến thắng vẻ vang này là sự tham gia của hơn hai vạn dân công hỏa tuyến với chiếc xe đạp được cải tiến thành xe thồ để tiếp viện không gián đoạn cho tiền tuyến.

Hàng nghìn tấn lương thực, thuốc men, vũ khí bảo đảm hậu cần được vận chuyển dọc theo gần 1.500km đường hiểm trở bằng xe đạp thồ - "vua vận tải" trên chiến trường Điện Biên Phủ. Hàng vạn chiếc xe đạp đã được sửa đổi và gia cố để có thể chở được hơn 150 kg, tương đương với khả năng mang vác của 5 người, tốc độ nhanh hơn và có thể vận chuyển được các vật liệu cồng kềnh, chất lỏng như xăng, dầu.

Nhiều kỷ lục không thể tượng tượng được như việc "kiện tướng xe đạp thồ" Ma Văn Thắng có chuyến chở khoảng 350 kg hàng, gấp 13 lần một người gồng gánh, hay dân công Cao Văn Tỵ vận chuyển 320kg mỗi chuyến.

Theo Prensa Latina, nhờ sự kết hợp hiệu quả của các yếu tố nêu trên, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã tung bay trên nóc hầm của sở chỉ huy quân Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, báo hiệu kết thúc toàn thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Thế nhưng, để đánh đuổi thực dân, Việt Nam đã phải hy sinh một thế hệ những người con ưu tú nhất, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chia sẻ. Chiến thắng chống thực dân Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi vô cùng cho dân tộc Việt Nam đánh bại Đế quốc Mỹ xâm lược ở mặt trận phía Nam, giành độc lập và thống nhất đất nước.

Chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội đã mở đường cho việc ký kết Hiệp định Geneve tháng 7/1954 nhằm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, loại bỏ sự hiện diện của quân đội Pháp ở Đông Dương và lập lại hòa bình trong khu vực. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gióng hồi chuông cáo chung chủ nghĩa thực dân cũ.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Tính đến ngày 18/1/2024, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. 294 bảo vật quốc gia này hết sức đặc biệt, là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw