Tường trình của nam sinh lớp 10 ‘bắt’ bé gái người Mông đang đi chơi Tết về làm vợ

Liên quan đến vụ bé gái người Mông đang đi chơi Tết bị nam sinh lớp 10 “bắt” về làm vợ, lực lượng chức năng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã vào cuộc, làm rõ.

Mời phụ huynh và nam sinh lên làm việc

Thông tin đến phóng viên chiều 9/2, ông Nông Văn Ngay - Chủ tịch UBND xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ truyền thông, báo chí, chính quyền địa phương đã mời bố mẹ của Giàng Mí C. (16 tuổi, người bắt vợ trong clip lan truyền trên mạng xã hội) và cả C. lên trụ sở để làm việc.

"Tại trụ sở UBND xã cháu C. trình bày, trong lúc đi chơi xuân, do nhìn bé gái thấy thích nên đã lao vào lôi, kéo bé gái. Tại địa phương, C. năm nay mới học lớp 10 tại một trường nghề ở tỉnh Thái Nguyên. Hiện chúng tôi đã giáo dục và tuyên truyền cho C. cùng gia đình cần bỏ ngay những hành vi trên, đặc biệt là hủ tục bắt vợ như vậy", ông Ngay nói.

Theo vị lãnh đạo xã Giàng Chu Phìn, tại xã có khoảng 95% cư dân là người Mông, ở xã vẫn còn lác đác vài trường hợp duy trì tục lệ "bắt vợ", đặc biệt là thanh niên nam nữ đi chơi hội xuân. Lường trước được tình hình nên xã cắt cử công an viên, dân quân thôn bản tăng tuần tra trên địa bàn, kịp ngăn chặn hủ tục. Ngoài ra, hàng năm chính quyền cũng tiến hành tuyên truyền, vận động bà con bỏ những hủ tục xấu trên địa bàn.

Cô gái bị nam sinh kéo đi theo tục "bắt vợ" của người Mông tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được công an kịp thời giải cứu. Ảnh cắt từ clip.
Cô gái bị nam sinh kéo đi theo tục "bắt vợ" của người Mông tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được công an kịp thời giải cứu. Ảnh cắt từ clip.

Thượng tá Cao Văn Toản, Trưởng Công an huyện Mèo Vạc cũng cho biết, sự việc trên xảy ra vào ngày 7/2, tại xã Pả Vi. Điều đáng nói, dù xảy ra tại nơi đông người, bé gái phản kháng nhưng những người xung quanh lại không can ngăn. Sự việc chỉ dừng lại khi một cán bộ Công an xã Pả Vi trên đường tuần tra đã phát hiện và can thiệp.

Sau khi được công an giúp đỡ, bé gái người H'Mong nức nở kể: "Em xuống đây chơi Tết thì bị nó kéo về…".

Một bộ phận giới trẻ người Mông chưa có sự hiểu biết đầy đủ về phong tục "bắt vợ"

Bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin vụ việc lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua. Tuy nhiên, qua xác minh tìm hiểu thì đây chỉ là một hành động tự phát của một thiếu niên mới lớn, chưa hiểu hết về phong tục tập quán của dân tộc mình.

Theo bà Tình, "bắt vợ" vốn là một phong tục xa xưa và độc đáo của người Mông nhưng đã bị biến tấu đi nhiều theo thời gian. Bên cạnh đó, bản thân giới trẻ người Mông còn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về phong tục này nên có những hành động không đúng mực, bột phát.

"Bắt vợ hay kéo vợ là một tục đẹp từ xa xưa của đồng bào dân tộc Mông, thể hiện tình yêu đôi lứa mãnh liệt của những chàng trai cô gái người Mông để đến với nhau. Việc kéo hay bắt chỉ được diễn ra khi có sự thoả thuận và đồng ý của 2 người từ trước đó.

Sau khi chàng trai đã kéo được cô gái về nhà thì sau một vài ngày, người nhà chàng trai sẽ có lời và mang lễ sang nhà cô gái để xin cưới", bà Tình nói.

Phó Giám đốc Sở VHTTDL cũng khẳng định, tục bắt vợ hiện đã không còn phổ biến tại Hà Giang. Tại một số nơi, một số thời điểm vẫn còn diễn ra nhưng chỉ mang tính chất tự phát do chưa có sự hiểu biết đầy đủ hoặc chưa được giáo dục, truyền dạy.

Vị này thông tin thêm, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang làm rất tốt việc bài trừ các hủ tục lạc hậu, thực hiện việc cưới, việc tang và luật hôn nhân gia đình theo chỉ đạo của Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, không phải một chốc một lát mà bỏ ngay được bởi đặc thù địa bàn chủ yếu là dân tộc thiểu số.

Trong khi đó, bày tỏ quan điểm về những trường hợp "bắt" các cô gái trẻ giữa ban ngày, trong đó có cả các bé gái 15-16 tuổi về làm vợ theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số, GS, TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển cho rằng, bản chất của phong tục "bắt vợ" hiện nay không mang tính tích cực khi mà luật pháp của Việt Nam đã quy định rất rõ ràng về quyền con người cũng như quyền hôn nhân của công dân Việt Nam.

Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw